Hoàn thiện sử dụng thông tin kế toán quản trị chi phí để hỗ trợ ra quyết định

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 162 - 167)

7. Kết cấu luận án

3.3.5.Hoàn thiện sử dụng thông tin kế toán quản trị chi phí để hỗ trợ ra quyết định

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng sử dụng thông tin chi phí trong những tình huống ra quyết định cụ thể, được nhiều doanh nghiệp sản xuất gốm sứ trên địa bàn tỉnh Thái Bình quan tâm, dựa trên ứng dụng phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận, phân tích điểm hòa vốn, phân tích thông tin thích hợp để ra quyết định của KTQTCP, tác giả xin đề xuất cụ thể như sau:

3.3.5.1. Xác định sản lượng, doanh thu hòa vốn

Điều kiện, các thông tin cần có để áp dụng:

Trong ngắn hạn việc xác định sản lượng, doanh thu hòa vốn nên được thực hiện cho quy mô sản xuất toàn doanh nghiệp thông qua việc quy đổi từng dòng sản phẩm gốm sứ xây dựng về sản phẩm tiêu chuẩn với hệ số quy đổi dựa trên khối lượng nguyên vật liệu chính của từng dòng sản phẩm. Điều kiện cần thiết là các doanh nghiệp phải nhận diện,

phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động của doanh nghiệp, xác định được giá bán đơn vị trung bình, biến phí đơn vị trung bình và giá bán dự kiến trung bình của sản phẩm gốm sứ xây dựng tiêu chuẩn.

Trong dài hạn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn tác giả khuyến nghị việc xác định sản lượng, doanh thu hòa vốn nên thực hiện cho từng dòng sản phẩm. Muốn vậy các doanh nghiệp phải xác định được chi phí biến đổi đơn vị, tổng chi phí cố định phân bổ và giá bán dự kiến cho từng dòng sản phẩm có liên quan.

Kỹ thuật: Sản lượng, doanh thu hòa vốn của từng dòng sản phẩm được xác định theo công thức sau:

+ Trong ngắn hạn:

Sản lượng hòa Tổng định phí

vốn của sản phẩm =

(Giá bán đơn vị trung bình - Biến phí đơn vị trung

tiêu chuẩn bình của sản phẩm)

Doanh thu Sản lượng giá bán đơn vị

hòa vốn của sản phẩm = hòa vốn của sản phẩm x trung bình của sản phẩm

tiêu chuẩn tiêu chuẩn tiêu chuẩn

+ Trong dài hạn:

Sản lượng hòa Tổng định phí phân bổ

vốn của từng dòng =

(Giá bán đơn vị - Biến phí đơn vị) sản phẩm

Doanh thu Sản lượng giá bán

hòa vốn của từng = hòa vốn của từng x đơn vị của từng

dòng sản phẩm dòng sản phẩm dòng sản phẩm

Tác dụng: Điểm hòa vốn sau khi được xác định sẽ giúp nhà quản trị đánh giá được với quy mô sản xuất hiện tại, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang như thế nào? Nếu tình hình tiêu thụ sản phẩm gốm sứ chưa đạt đến điểm hòa vốn, doanh nghiệp phải cố gắng để đạt và vượt chỉ đã đề ra. Nếu đã có lãi, sản phẩm tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn, doanh nghiệp có thể tăng tốc hoạt động bán hàng bằng việc áp dụng các chính sách giá bán linh hoạt để tiếp tục chiếm lĩnh, mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận trong tương lai.

Kế toán có thể tham khảo cách xác định điểm hòa vốn trong dài hạn cho từng dòng sản phẩm gốm sứ xây dựng ở Công ty Cổ phần gốm sứ Long Hầu tại Phụ lục 3.29.

3.3.5.2. Xác định cơ cấu chi phí hiện tại của doanh nghiệp

Hiểu rõ cơ cấu chi phí hiện tại và những nhân tố tác động đến chi phí là điều kiện cơ bản để mỗi doanh nghiệp cắt giảm chi phí mà vẫn giữ nguyên giá trị cho mỗi sản phẩm gốm sứ xây dựng được sản xuất. Để xác định cơ cấu chi phí hiện tại, kế toán cần chú ý:

Điều kiện và các thông tin cần có để áp dụng: Có thể áp dụng ngay tại mọi doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng, kế toán chỉ cần sử dụng sẵn các số liệu về tổng doanh thu, tổng chi phí theo thời gian (tốt nhất là 1 năm) để phục vụ việc xác định hàm tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

Kỹ thuật: Về mặt lý thuyết có bốn phương pháp xác định cấu trúc chi phí, trong đó ba phương pháp yêu cầu dựa trên dữ liệu theo thời gian. Trong điều kiện hiện nay, tác giả đề xuất các doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu. Đây là phương pháp dễ triển khai, thực hiện với ba bước cơ bản sau:

Bước 1: Định hình hệ trục tọa độ với trục tung, trục hoành lần lượt biểu hiện giá trị chi phí và doanh thu của doanh nghiệp. Xác định thời điểm có doanh thu, chi phí cao nhất và thấp nhất.

Bước 2: Giả sử có một đường thẳng đi qua hai điểm này, kế toán tính chi phí biến đổi bằng cách sử dụng hàm số độ dốc, với:

Độ dốc (%) = Thay đổi trong giá trị của chi phí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thay đổi trong giá trị của doanh thu

Bước 3: Thay một trong hai giá trị của điểm cao nhất và thấp nhất trong bộ số liệu và giá trị độ dốc tính được vào hàm chi phí để tìm chi phí cố định.

Tác dụng: Việc xác định hàm tổng chi phí, hiểu rõ cơ cấu chi phí hiện tại rất quan trọng, từ đó nhà quản trị có thể đưa ra các dự đoán về chi phí, ước tính lợi nhuận khi có sự thay đổi về doanh thu hoặc mức độ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế toán có thể tham khảo cách xác định cơ cấu hiện tại của doanh nghiệp ở Công ty Cổ phần gốm sứ Long Hầu trong Phụ lục 3.30.

3.3.5.3. Các quyết định về giá bán dòng sản phẩm gốm sứ xây dựng trên thị trường Các

quyết định về giá bán là những quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bù đắp chi phí từ doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn và khả năng thâm nhập thị trường của từng dòng sản phẩm gốm sứ xây dựng. Về cơ bản doanh nghiệp

nên áp dụng chính sách giá bán linh hoạt, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà chú ý như sau:

Điều kiện, các thông tin cần có để xác định giá bán linh hoạt: Các chi phí phải được phân loại theo mức độ hoạt động, kế toán căn cứ vào biến phí đơn vị, định phí phân bổ, giá bán đơn vị của từng dòng sản phẩm để làm cơ sở xác định mức giá bán linh hoạt.

- Kỹ thuật:

Khi doanh nghiệp chưa đạt điểm hòa vốn:

Biến phí đơn vị + Giá bán Giá bán đơn vị

Định phí phân bổ ≤ ≤

linh hoạt thông thường

Khi doanh nghiệp đã đạt và vượt điểm hòa vốn:

Biến phí đơn vị ≤ Giá bán linh hoạt ≤ Giá bán đơn vị thông thường Tác dụng: Giúp doanh nghiệp tính toán được mức giá bán phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong kỳ. Tùy theo từng điều kiện cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn mức

giá bán phù hợp để đạt được mục tiêu lợi nhuận theo kế hoạch.

3.3.5.4. Quyết định chấp nhận hoặc từ chối các đơn đặt hàng đặc biệt

Điều kiện, các thông tin cần có để áp dụng: Trong thực tế nhiều doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng nhận được các đơn hàng có số lượng lớn, yêu cầu chất lượng sản phẩm tương đương nhưng mức giá trả cho mỗi sản phẩm thấp hơn so với thông thường. Để ra được quyết định trong trường hợp này, doanh nghiệp phải có đủ thông tin về doanh thu, phân tích chi phí dự kiến để từ đó xác định cụ thể mức lãi (lỗ) dự kiến do đơn hàng mang lại.

Kỹ thuật: Tiến hành phân tích kỹ cơ cấu chi phí của đơn đặt hàng. Trong đó tập trung rà soát các biến phí. Nếu biến phí NVLTT, biến phí NCTT khó có sự thay đổi, thì biến phí về chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp lại có thể biến động theo chiều hướng giảm vì khi nhận một đơn đặt hàng với số lượng lớn, việc phát sinh ít hơn các chi phí về vận chuyển hàng bán, chi phí hoa hồng đại lý, chi phí ký kết hợp đồng…..chắc chắn giúp các biến phí trên giảm xuống. Quá trình tính toán cụ thể thực hiện như sau:

Bước 1, xác định lợi ích của đơn đặt hàng trước khi điều chỉnh cơ cấu chi phí hiện tại:

Lợi ích đơn hàng Doanh thu - (Tổng biến phí + Tổng định phí)

= trước điều chỉnh

Nếu kết quả lớn hơn 0, doanh nghiệp vẫn nên chấp nhận đơn đặt hàng vì mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho dù thấp hơn so với mức thông thường.

Bước 2, nếu kết quả nhỏ hơn 0, kế toán tiến hành rà soát, điều chỉnh lại các biến phí có liên quan theo hướng giảm (nếu có thể) và xác định lại lợi ích do đơn đặt hàng mang lại:

Lợi ích đơn hàng

= Doanh thu - (Tổng biến phí sau điều chỉnh + Tổng định phí) sau điều chỉnh

Nếu:

Lợi ích sau điều chỉnh vẫn nhỏ hơn 0, doanh nghiệp không nên chấp nhận các đơn đặt hàng này.

Lợi ích sau điều chỉnh lớn hơn 0, có nghĩa là việc chấp nhận đơn đặt hàng đã bù đắp đủ chi phí cố định và biến phí có liên quan, doanh nghiệp thực sự có thêm lợi nhuận và nên chấp nhận các đơn đặt hàng này.

Kế toán có thể tham khảo kỹ thuật xử lý khi phát sinh tình huống có liên quan tại Phụ lục 3.31. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác dụng: Hỗ trợ việc ra quyết định khi doanh nghiệp nhận được các đơn đặt hàng có giá trị đơn hàng nhỏ hơn giá bán của sản phẩm thông thường.

3.3.5.5. Phân tích thông tin liên quan đến quyết định tiếp tục sản xuất kinh doanh một dòng sản phẩm

Điều kiện, các thông tin cần có để áp dụng: Khi doanh nghiệp sản xuất nhiều dòng sản phẩm gốm sứ xây dựng và muốn có căn cứ để ra quyết định có nên tiếp tục sản xuất hay tạm dừng một loại sản phẩm cụ thể hay không? Các thông tin được sử dụng để ra quyết định phải là thông tin thích hợp liên quan đến từng sản phẩm.

Kỹ thuật: Đầu tiên kế toán loại trừ các thông tin không thích hợp về định phí trong chi phí SXC, CPBH, CPQLDN, chỉ giữ lại các thông tin thích hợp là:

Thông tin liên quan đến giá bán sản phẩm, sản lượng sản phẩm tiêu thụ.

Thông tin liên quan đến biến phí sản xuất bao gồm các khoản chi phí như sau: Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí về nhân công trực tiếp; biến phí chi phí sản xuất chung; biến phí chi phí bán hàng; biến phí chi phí quản lý doanh nghiệp.

Sau đó kế toán tính lãi trên biến phí của từng dòng sản phẩm theo công thức sau: Lãi trên biến phí Giá bán đơn vị Biến phí đơn vị

đơn vị của từng = của từng dòng - của từng dòng

dòng sản phẩm sản phẩm sản phẩm

Dòng sản phẩm nào có lãi trên biến phí đơn vị cao sẽ được giữ lại và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất, tiêu thụ. Dòng sản phẩm nào không có lãi cần phải loại bỏ.

Tác dụng: Hỗ trợ doanh nghiệp xác định được lãi trên biến phí đơn vị, cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định có nên tiếp tục sản xuất kinh doanh một dòng sản phẩm gốm sứ cụ thể hay không?

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 162 - 167)