7. Kết cấu luận án
3.1. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng trên
3.1. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựngtrên địa bàn tỉnh Thái Bình trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Đối với tỉnh Thái Bình, sản xuất gốm sứ xây dựng được coi là một trong những lĩnh vực có nhiều ưu thế. Ngay từ năm 2008, để phát huy những thế mạnh này, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 715/QĐ – UBND ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020 trong đó cụ thể hóa về quan điểm, mục tiêu phát triển và một số giải pháp căn bản để phát triển công nghiệp sản xuất gốm, sứ, vật liệu xây dựng. Đến nay cùng với Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1586/QĐ-BXD ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu gốm, sứ xây dựng và đá ốp lát ở Việt Nam đến năm 2020, Thái Bình đã chủ động điều chỉnh một số nội dung có liên quan trong chiến lược phát triển ngành gốm, sứ, vật liệu xây dựng của tỉnh, cụ thể như sau:
Về quan điểm phát triển
Tỉnh Thái Bình xác định có bốn quan điểm chính để phát triển ngành gốm, sứ, vật liệu xây dựng, bao gồm: Đầu tư phát triển bền vững thị trường gạch gốm ốp lát, sứ vệ sinh và đá ốp lát. Phát triển cơ sở sản xuất gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải và bảo vệ môi trường. Sản xuất gạch gốm ốp lát, sứ vệ sinh, đá ốp lát đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất theo hướng tập trung, quy mô vừa và lớn, công nghệ hiện đại để hình thành chế biến nguyên liệu phục vụ cho ngành gạch gốm ốp lát và sứ vệ sinh. Đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại với mức tự động hóa cao, mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu thấp, sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao.
Về mục tiêu phát triển
Định hướng phát triển sản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn 2030: Gạch gốm ốp lát: triệu m2/năm; sứ vệ sinh: 12,5 triệu sản phẩm/năm. Phấn đấu giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 12,84%, năm 2020 tổng giá trị sản phẩm đạt 5.166,7 tỷ đồng.
Biểu đồ 3.1: Mục tiêu phát triển sản phẩm gốm sứ xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình (giai đoạn 2016 – 2020) 12.9 12.84 12.8 12.7 12.6 12.5 12.5 12.4 12.3
Số lượng sản phẩm sản xuất hàng năm (triệu SP) Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm (%)
(Nguồn: UBND tỉnh Thái Bình, 2008)
Như vậy, định hướng phát triển các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng của tỉnh Thái Bình rất rõ ràng, đòi hỏi quá trình đổi mới, tái cấu trúc phải được thực hiện một cách mạnh mẽ, có tính lan tỏa ở tất cả các doanh nghiệp. Trong đó phải chú trọng vào các hoạt động đổi mới bộ công cụ quản trị doanh nghiệp, nhất là các nội dung liên quan đến KTQTCP. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, tăng năng suất lao động, hạ giá thành, đa dạng hóa kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, mở rộng quy mô để không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm gốm sứ xây dựng Thái Bình ở thị trường trong nước và quốc tế.