Ứng dụng thông tin kế toán quản trị chi phí với việc ra quyết định

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 60 - 64)

7. Kết cấu luận án

1.3.4.Ứng dụng thông tin kế toán quản trị chi phí với việc ra quyết định

Ra quyết định là nhiệm vụ của nhà quản trị. Để đảm bảo các quyết định được đưa ra là phù hợp, KTQTCP tập trung sử dụng các công cụ sau:

1.3.4.1. Ứng dụng mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận

Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí – Khối lượng - Lợi nhuận (CVP) là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, chi phí cố định, chi phí biến đổi và sự tác động của chúng đến kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc phân tích mối quan hệ CVP là cơ sở cho việc đưa ra các quyết định lựa chọn hay điều chỉnh sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.

định lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí, giá cả, khối lượng tiêu thụ thay đổi nhằm tối đa hóa lợi nhuận, cụ thể:

Quyết định làm thay đổi định phí và doanh thu

Dạng quyết định này sẽ làm thay đổi định phí và doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp. Kế toán so sánh chênh lệch của phương án sau thay đổi với trước khi có sự thay đổi định phí và doanh thu. Nếu chênh lệch này dương tức là mức độ tăng doanh thu lớn hơn mức độ tăng định phí thì nhà quản trị nên ra quyết định tiến hành phương án mới vì làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, ngược lại không nên thực hiện vì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị suy giảm một giá trị chênh lệch tương ứng.

Quyết định thay đổi biến phí và doanh thu

Kế toán cũng tính toán theo cách tương tự như trên nhưng trong trường hợp này cần chú ý đến chỉ tiêu lãi trên biến phí. Nếu lãi trên biến phí của phương án mới cao hơn lãi trên biến phí của phương án cũ thì nhà quản trị nên lựa chọn phương án mới vì làm gia tăng lợi nhuận, ngược lại không nên thực hiện vì lợi nhuận sẽ bị sụt giảm.

Quyết định thay đổi định phí, giá bán và doanh thu

Tương tự, nếu lãi trên biến phí của phương án mới có tính đến sự thay đổi định phí cao hơn phương án cũ thì được lựa chọn. Ngược lại nhà quản trị không ra quyết định thực hiện vì phương án mới làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Quyết định thay đổi định phí, biến phí và doanh thu

Phương án mới sẽ được thực hiện nếu lãi trên sự thay đổi của định phí và biến phí lớn hơn phương án cũ vì làm gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Còn ngược lại sẽ không được lựa chọn.

Quyết định thay đổi định phí, biến phí, giá bán và sản lượng bán

Trong trường hợp này nhà quản trị vẫn căn cứ vào mối quan hệ cơ bản giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận. Phương án được chọn có thể là phương án mang lại lợi nhuận tăng thêm lớn nhất hoặc cũng có thể là phương án vừa làm tăng lợi nhuận vừa giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí cho một đồng lợi nhuận thu được.

1.3.4.2. Ứng dụng phân tích điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết các chi phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra. Hay nói cách khác điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp không có lãi và không bị lỗ. Kết hợp với khái niệm lãi trên biến phí, điểm hòa vốn còn được xác định là điểm mà tại đó tổng lãi trên biến phí đúng bằng định phí của doanh nghiệp

trong kỳ. Ứng dụng phân tích điểm hoàn vốn trong việc ra quyết định có thể kể đến các trường hợp sau:

Dự tính lợi nhuận mục tiêu phải đạt được

Trong trường hợp này kế toán căn cứ vào mục tiêu để xác định mức lợi nhuận doanh nghiệp phải đạt được trong kỳ, kết hợp với thông tin của định phí (thường có sự gia tăng nhất định) và lãi trên biến phí của một đơn vị sản phẩm để giúp nhà quản trị xác định được mức sản lượng phải được tiêu thụ trong kỳ, theo công thức:

Sản lượng sản phẩm = Định phí + Lợi nhuận mục tiêu

phải tiêu thụ trong kỳ Lãi trên biến phí đơn vị

Tỉ lệ giữa chênh lệch của sản lượng sản phẩm phải tiêu thụ tăng thêm với sản lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn được coi là tỉ lệ an toàn về doanh thu của doanh nghiệp.

Quyết định khung giá bán của sản phẩm

Đặc trưng của kinh tế thị trường là tính cạnh tranh cao. Nhà quản trị cần phải có thông tin về khung giá bán sản phẩm tại các mức sản lượng khác nhau để đưa ra các quyết định về giá phù hợp trong những bối cảnh cạnh tranh cụ thể để duy trì mức lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp. Giá bán hòa vốn tại các mức sản lượng khác nhau được xác định theo công thức:

Định phí

Giá bán hòa vốn = + Biến phí đơn vị

Sản lượng Quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng

Khi doanh nghiệp đã đạt được điểm hòa vốn, nếu nhận được các đơn hàng có mức giá thấp hơn giá bán sản phẩm thông thường thậm chí thấp hơn giá thành sản phẩm, khi đó kế toán sẽ làm gì để hỗ trợ nhà quản trị? Trong trường hợp này toàn bộ định phí đã được bù đắp hết. Nếu giá đơn hàng lớn hơn biến phí đơn vị của sản phẩm, kế toán chủ động tư vấn nhà quản trị chấp nhận đơn hàng vì làm tăng lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp không nên chấp nhận đơn đặt hàng.

Quyết định tiếp tục sản xuất hay đình chỉ sản xuất

Đây là dạng quyết định khá phổ biến trong thực tế khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Trường hợp này kế toán phải xác định số lỗ trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục và đình chỉ sản xuất. Kết quả cho phương án lỗ nào ít hơn sẽ tư vấn cho nhà quản trị cân nhắc ra quyết định.

Quyết định này khá phổ biến đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau mà trong quá trình đó có thể có sự dư thừa giới hạn một số yếu tố nào đó còn có thể khai thác nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Trong trường hợp này, kế toán cần tham mưu với nhà quản trị với mỗi yếu tố giới hạn, sản phẩm nào có lãi trên biến phí của yếu tố đó cao nhất là sẽ là sản phẩm được chọn thúc đẩy trước. Trong trường hợp cùng lúc có nhiều yếu tố giới hạn ràng buộc nhau, kế toán cần lập hàm mục tiêu tổng lãi trên biến phí trong mối quan hệ với các phương trình ràng buộc để làm cơ sở tham mưu cho các quyết định thúc đẩy hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.4.3. Phân tích thông tin thích hợp

Trong một số các trường hợp đặc biệt, liên quan đến các quyết định về lựa chọn phương án, khi các công cụ như phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận, phân tích điểm hòa vốn không phù hợp thì sử dụng thông tin thích hợp của kế toán sẽ giúp nhà quản trị ra được các quyết định đúng đắn. Xét trên phương diện kinh tế và đặc điểm của từng loại quyết định thì quyết định được chọn phải mang lại thu nhập cao nhất hoặc có chi phí thấp nhất với thông tin được sử dụng phải đảm bảo hai tiêu chuẩn là: Liên quan đến tương lai và có sự khác biệt với các phương án đang được xem xét, lựa chọn. Có thể kể đến việc sử dụng thông tin thích hợp để ra các quyết định trong các trường hợp đặc biệt sau:

(1) Đối với quyết định loại bỏ hoặc tiếp tục kinh doanh một bộ phận

Việc loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận là dạng quyết định phức tạp vì liên quan đến nhiều nhân tố. Trong trường hợp này kế toán phải thu thập các thông tin thích hợp gồm: Lợi nhuận của các bộ phận tạo ra cho doanh nghiệp; mối quan hệ giữa chi phí cố định trực tiếp và chi phí cố định chung của từng bộ phận đối với doanh nghiệp; tác động doanh thu của từng bộ phận với nhau ảnh hưởng đến doanh thu chung của doanh nghiệp. Nếu qua tính toán việc tiếp tục kinh doanh chung của doanh nghiệp mang lại lợi nhuận lớn hơn so với loại bỏ hoạt động của bộ phận đó, nhà quản trị nên ra quyết định tiếp tục kinh doanh, trường hợp ngược lại phải sớm loại bỏ.

Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài các chi tiết sản phẩm

Đây cũng là dạng quyết định gây khó khăn cho nhà quản trị. Để đưa ra quyết định kế toán cần cung cấp các thông tin như: Khả năng tiếp tục sản xuất của doanh nghiệp; khả năng cung ứng của thị trường về chi tiết hay bộ phận của sản phẩm trước mắt và dài hạn; chất lượng của chi tiết khi mua ngoài hoặc tự sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng chung của sản phẩm và nhất là thông tin chênh lệch chi phí giữa việc tự sản xuất và mua ngoài vì

điều này ảnh hưởng trực tiếp đến dự kiến lợi nhuận của từng phương án, làm cơ sở cho việc ra quyết định phù hợp.

Quyết định nên tiếp tục chế biến hay bán ngay bán thành phẩm

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 60 - 64)