7. Kết cấu luận án
1.5.2. Kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp Đức
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa vào cuối thế kỷ XIX, nước Đức không có bất kỳ lợi thế tương đối nào so với các quốc gia hùng mạnh khác ở Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á do sự khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên. Các doanh nghiệp của Đức đã chọn sản xuất thuốc nhuộm để cạnh tranh với ngành dệt của Anh. Cũng từ đó, người Đức tập trung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hóa chất, gắn liền với sự hỗ trợ của hệ thống KTQTCP để đưa ngành này trở thành một thế mạnh thực sự của đất nước cho đến ngày hôm nay (Hutchinson và Liao, 2009).
Liên quan đến KTQTCP với các chức năng quản trị, cho thấy hệ thống kế toán chi phí ở Đức bắt đầu phát triển vào những năm 1950 – 1960 là Vollkostenrechnung hay còn gọi là chi phí tổng thể, nơi mà các chi phí có thể nhận diện một cách trực tiếp bằng cách chia nhỏ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Các chi phí này
được tập hợp theo kết quả đầu ra. Các chi phí chung được tập hợp theo các trung tâm chi phí và phân bổ cho các đối tượng theo đơn vị sản lượng hoặc cơ sở giá trị (Weber và Weiβenberger, 1997). Cùng với sự tác động của cạnh tranh và sự phát triển của công nghệ, hệ thống kế toán chi phí của Đức được bổ sung thêm hai nội dung mới là: Chỉ chi phí trực tiếp mới được tính cho từng đơn vị sản phẩm trong khung thời gian 12 tháng và lợi nhuận của từng đơn vị sản phẩm bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí trực tiếp. Đây là tiền đề để xây dựng hệ thống kế toán chi phí mới gọi là Grenzplankostenrechnung (GPK) hoặc chi phí tiêu chuẩn linh hoạt (Weber và Weiβenberger 1997; Sharman, 2003; Friedl và cộng sự, 2009). GPK là một cách tiếp cận nhằm kiểm soát hiệu quả trong các trung tâm chi phí và được xem là phù hợp nhất đối với các quy trình thường xuyên lặp đi lặp lại trong cả việc sản xuất sản phẩm phức tạp và cung cấp dịch vụ, hướng tới việc phân bổ các chi phí cố định hiệu quả hơn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình ra quyết định (Sharman, 2003). GPK tập trung vào 4 vấn đề chính là: Phân loại chi phí thành các chi phí cố định không trực tiếp, các chi phí biến đổi không trực tiếp, các chi phí trực tiếp; kế toán tại các trung tâm chi phí; kế toán chi phí sản phẩm và kế toán biên lợi nhuận. Lãi (lỗ) của từng sản phẩm dịch vụ được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ đi các chi phí biến đổi để xác định biên lợi nhuận I, từ đó trừ đi các chi phí cố định liên quan trực tiếp đến sản phẩm để xác định biên lợi nhuận II, cuối cùng trừ đi các chi phí cố định chung của doanh nghiệp để ra kết quả cuối cùng.
Nhìn chung điểm khác biệt chính của mô hình kế toán chi phí GPK trong các doanh nghiệp của Đức so với các quốc gia khác là:
Chi phí cố định không được tính vào chi phí sản phẩm; Thiết kế và sử dụng rất hiệu quả rất nhiều trung tâm chi phí;
Hệ thống thông tin chi phí được cung cấp đầy đủ, nhiều mảng dữ liệu, tương đối chính xác, thân thiện với người dùng và hướng tới tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp. Tóm
lại, để phục vụ các chức năng quản trị, nhất là chức năng tổ chức thực hiện, kế
toán chi phí theo mô hình GPK đã và đang mang lại sự hài lòng cho các nhà quản lý (Krumwiede, 2005; Friedl và cộng sự, 2009) và được áp dụng rất thành công trong nhiều tập đoàn sản xuất lớn của Đức.