Nguyên tắc hoàn thiện

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 125 - 126)

7. Kết cấu luận án

3.2.1.Nguyên tắc hoàn thiện

Để hoàn thiện KTQTCP với các chức năng quản trị và tăng cường ứng dụng KTQTCP trong các doanh ngiệp, các nguyên tắc cơ bản được xác định là:

Thứ nhất, các nội dung hoàn thiện liên quan đến KTQTCP giúp hỗ trợ cho một khuôn khổ quản trị hiệu quả. Điều này có nghĩa là việc đề xuất bất cứ nội dung hoàn thiện nào cần phải tính đến tác động của nó với hiệu quả kinh tế nói chung trong doanh nghiệp, tạo ra cơ chế khuyến khích các thành viên trong doanh nghiệp đều tích cực tham gia vào hoạt động quản trị. Mặt khác nội dung hoàn thiện cần phân định rõ trách nhiệm của các bộ

phận liên quan, tạo ra cơ chế kiểm tra, giám sát khách quan, minh bạch và phù hợp với nguồn lực thực hiện của doanh nghiệp.

Thứ hai, phải hướng tới nhà quản trị các cấp vì nhà quản trị là đối tượng sử dụng

thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định. Do vậy họ phải được cung cấp thông tin KTQTCP đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy về thời gian và địa điểm.

Thứ ba, đảm bảo tính kế thừa, việc xây dựng nội dung KTQTCP cho một doanh

nghiệp không có nghĩa là phải xây dựng mới hoàn toàn, mà cần phải phân tích, chọn lọc và kế thừa kinh nghiệm từ các mô hình hiện có, kinh nghiệm triển khai từ các doanh nghiệp khác để nâng cao tính hiệu quả của KTQTCP.

Thứ tư, hướng tới phát triển doanh nghiệp bền vững, nâng cao khả năng cạnh

tranh, hội nhập quốc tế, cải thiện mức độ hài lòng, sự trung thành của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp và tối đa hóa lợi nhuận.

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 125 - 126)