Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 73 - 76)

7. Kết cấu luận án

1.5.4.Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu về KTQTCP trên thế giới mà trọng tâm là ở các doanh nghiệp của Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình triển khai, thực hiện KTQTCP với các chức năng quản trị như sau:

Một là: Về nhận thức, các doanh nghiệp trên thế giới đều coi KTQT là công cụ

quan trọng để nâng cao hiệu quả, phục vụ đặc lực cho các chức năng quản trị, nhất là việc cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình ra các loại quyết định. Tuy nhiên do ảnh hưởng của yếu tố văn hóa và các điều kiện lịch sử, tự nhiên khác nhau nên tầm quan trọng của KTQTCP của các số quốc gia không hoàn toàn giống nhau.

Hai là: Để hỗ trợ các chức năng quản trị, công việc của KTQTCP phải được bắt

đầu từ việc phân loại chi phí. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp của Đức và Nhật Bản, việc phân loại chi phí một cách cụ thể, theo nhiều tiêu thức phân loại khác nhau, trong đó chú trọng việc phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động để phục vụ việc ra quyết định là một bài học quan trọng để áp dụng có hiệu quả KTQTCP tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Ba là: Với chức năng lập kế hoạch, KTQTCP tập trung đến việc lập các loại dự toán, từ dự toán chi phí hoạt động đến các dự toán chi phí chiến lược. Trong đó dự toán chi phí hoạt động hàng năm phải phù hợp với chiến lược mà doanh nghiệp đã xác định.

Bốn là: Với chức năng tổ chức thực hiện, dựa trên quan điểm KTQTCP là các tính toán kinh tế của các nguồn lực được tiêu thụ bởi một đối tượng chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ được các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng triệt để. Điều này có nghĩa là KTQTCP phải xác định và nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp một cách rõ ràng (Su, Chao 2013). Trong khi đó dữ liệu hoạt động là các thông tin phi tài chính nên việc chuyển đổi các thông tin này thành thông tin tài chính là cần thiết để có thể vận hành được mô hình chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Phương pháp tập hợp chi phí là sự kết hợp giữa tập hợp theo quy trình công nghệ và theo công việc. Riêng với chi phí cố định các doanh nghiệp có thể cân nhắc tính hoặc không tính vào chi phí sản phẩm để xác định biên lợi nhuận phù hợp cho việc ra quyết định.

Năm là: Với chức năng kiểm soát, đánh giá chi phí, việc theo dõi, kiểm soát được

thực hiện ở nhiều cấp độ từ chi phí tiêu chuẩn, chi phí dựa trên cơ sở hoạt động, chi phí thực tế. Chú trọng thiết kế và theo dõi các chi phí trực tiếp. Các chi phí chung phát sinh từ việc sử dụng chung dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc các chi phí quản lý chung được phân bổ cho từng sản phẩm sản xuất theo tiêu thức cụ thể dựa trên mối quan hệ nhân quả. Định hình và thiết kế nhiều trung tâm chi phí – nơi tiêu hao các nguồn lực của doanh nghiệp để phục vụ quá trình kiểm soát. Cách làm này thực sự phát huy hiệu quả đối với các doanh nghiệp của Đức và Nhật Bản để nâng cao trách nhiệm của các bộ phận trong doanh nghiệp. Quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá, phân tích giữa chi phí thực tế và chi phí kế hoạch, chi phí tiêu chuẩn.

Sáu là: Ứng dụng thông tin KTQTCP với việc ra quyết định, thông tin KTQTCP

luôn là thông tin rất quan trọng để nhà quản trị đánh giá trách nhiệm của các bộ phận, phân tích thông tin để đưa ra các quyết định trong hoạt động của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ngày nay KTQT và đặc biệt là KTQTCP đã được coi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các công cụ quản trị của doanh nghiệp hiện đại. Cơ sở lý luận của luận án được bắt đầu bằng quá trình nhận diện, phân loại chi phí, quan điểm, vai trò và nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí phục vụ nhà quản trị. Với quan điểm xuyên suốt là tiếp cận KTQTCP để phục vụ các chức năng quản trị, luận án đã đi vào hệ thống những nội dung cơ bản như sau:

Với chức năng lập kế hoạch: Đó là những nội dung lý thuyết liên quan đến các công cụ như: Xây dựng định mức chi phí, lập dự toán chi phí hoạt động, lập kế hoạch chi phí chiến lược.

- Với chức năng tổ chức thực hiện: Lý thuyết về các công cụ được KTQTCP sử dụng bao gồm: Phương pháp tập hợp chi phí công việc, theo quá trình sản xuất, phương pháp kết hợp và phương pháp dựa trên cơ sở hoạt động với những mô hình xác định chi phí cụ thể.

Với chức năng kiểm soát, đánh giá: Bao gồm các lý thuyết về từng công việc cụ thể như: Xây dựng hệ thống các chi phí tiêu chuẩn làm cơ sở để kiểm soát, đánh giá chi phí, kiểm soát chi phí bằng cách cắt giảm chi phí liên tục theo mô hình Kaizen, đánh giá sự biến đổi của từng khoản mục chi phí hoạt động trọng yếu, đánh giá sự biến động của tỉ lệ chi phí hoạt động, đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm chi phí và đánh giá hiệu quả chi phí chiến lược.

Ứng dụng thông tin kế toán quản trị chi phí hỗ trợ việc ra quyết định: Bao gồm lý thuyết về kỹ thuật phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận, phân tích điểm hòa vốn, phân tích thông tin thích hợp để ra quyết định.

Ngoài ra, ba nhóm nhân tố có liên quan đến khả năng ứng dụng KTQTCP trong doanh nghiệp đã được tác giả tổng hợp là: Nhân tố con người, nhân tố tổ chức và nhân tố bên ngoài.

Cuối cùng việc rút ra sáu bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia: Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản là cần thiết để có thể triển khai hiệu quả KTQTCP với các chức năng quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất trong thực tế.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GỐM SỨ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

2.1. Khái quát chung về ngành gốm sứ và các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 73 - 76)