Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong các

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 64 - 66)

7. Kết cấu luận án

1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong các

trình sản xuất tạo ra các bán thành phẩm có thể tiêu thụ trên thị trường. Điều này tạo nên các điểm rẽ. Để đưa ra các quyết định chính xác, nhà quản trị phải dựa trên các thông tin như: Lợi nhuận thu về của từng phương án; khả năng tiếp tục sản xuất của doanh nghiệp; khả năng tài chính; khả năng tiêu thụ của bán thành phẩm và thành phẩm cuối cùng. Để đảm bảo tính thận trọng, kế toán cần phân tích tổng chênh lệch lợi nhuận và lợi nhuận chênh lệch bộ phận của từng sản phẩm liên quan để có phương án lựa chọn phù hợp.

(4) Quyết định trong trường hợp năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị giới hạn

Khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, lại bị giới hạn bởi những yếu tố khác nhau từ sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (có thể bị chi phối bởi một hoặc nhiều yếu tố giới hạn), để tối đa hóa lợi nhuận kế toán cần: Xác định và chỉ rõ yếu tố giới hạn của doanh nghiệp; xác định lãi trên biến phí của đơn vị sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện giới hạn; xác định tổng số lãi trên biến phí của mỗi loại sản phẩm, dịch vụ trong điều kiện giới hạn. Căn cứ vào mối quan hệ của lãi trên biến phí và lợi nhuận của doanh nghiệp để tư vấn cho nhà quản trị lựa chọn phương án tối ưu.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp các doanh nghiệp

Vì KTQT nói chung, KTQTCP nói riêng thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nên có nhiều lý thuyết khác nhau liên quan đến việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTQTCP trong doanh nghiệp. Các lý thuyết đó là: Lý thuyết thực hành (Practice Theory); lý thuyết tâm lý (Psychology Theory); các lý thuyết về kinh tế (Economics Theory); lý thuyết dự phòng (Contigency Theory); lý thuyết đại diện (Agency Theory); lý thuyết lịch sử (Historical Theory); lý thuyết xã hội học (Sociological Theory) (Chapman và cộng sự, 2007). Mỗi lý thuyết do đứng trên những quan điểm khác nhau nên ngoài những nhân tố được xác định có sự tương đồng, các nghiên cứu còn chỉ ra một số nhân tố mang tính đặc thù, ảnh hưởng đáng kể đến ứng dụng KTQTCP trong doanh nghiệp.

Bảng 1.2: Thống kê một số nhân tố ảnh hưởng chính đến ứng dụng KTQTCP Các lý thuyết cơ bản Các nhân tố ảnh hưởng chính

Lý thuyết thực hành Xã hội; tổ chức; văn hóa – Theo Thomas Ahrens, do Christopher S. Chapman và cộng sự tổng hợp trong Handbook of Management

(Practice Theory)

Accounting Research xuất bản năm 2007.

Hành vi; nhận thức của con người; thông tin; tác động của nhân tố Lý thuyết tâm lý bên ngoài – Theo Jacob G. Birnberg, Joan Luft và Michael D. Shields (Psychology Theory) do Christopher S. Chapman và cộng sự tổng hợp trong Handbook of

Management Accounting Research xuất bản năm 2007.

Các lý thuyết về kinh tế Lợi ích – Chi phí, theo Michael Bromwich do Christopher S. Chapman và cộng sự tổng hợp trong Handbook of Management

(Economics Theory)

Accounting Research xuất bản năm 2007, và Trần Ngọc Hùng (2016).

Môi trường hoạt động; công nghệ; cấu trúc doanh nghiệp; chiến lược Lý thuyết dự phòng doanh nghiệp; quy mô doanh nghiệp; văn hóa – Theo Robert H. (Contigency Theory) Chenhall do Christopher S. Chapman và cộng sự tổng hợp trong

Handbook of Management Accounting Research xuất bản năm 2007.

Lý thuyết đại diện Quan hệ giữa cổ đông – người quản lý; quan hệ giữa cấp trên, cấp dưới; thiết lập cơ chế đãi ngộ, giám sát – Theo Trần Ngọc Hùng (Agency Theory)

(2016) tổng hợp.

Văn hóa; quy mô doanh nghiệp; thị trường; công nghệ; cơ chế vận Lý thuyết lịch sử hành của doanh nghiệp – Theo Joan Luft do Christopher S. Chapman (Historical Theory) và cộng sự tổng hợp trong Handbook of Management Accounting

Research xuất bản năm 2007.

Quyền lực chính trị xã hội; chế độ chính sách xã hội; phương thức Lý thuyết xã hội học giải quyết của người lao động – Theo Peter Miller do Christopher S. (Sociological Theory) Chapman và cộng sự tổng hợp trong Handbook of Management

Accounting Research xuất bản năm 2007 và Trần Ngọc Hùng (2016).

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Xu và các cộng sự (2003) khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng về KTQT tại các doanh nghiệp ở Úc, xuất phát từ chức năng cơ bản của kế toán là cung cấp thông tin nên để đảm bảo chất lượng của thông tin được cung cấp, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tập hợp các nhân tố thành 4 nhóm: Nhóm nhân tố con người; nhóm nhân tố hệ thống; nhóm nhân tố tổ chức và nhóm nhân tố bên ngoài. Trong nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016),

dựa trên bốn lý thuyết cơ bản: Lý thuyết bất định; lý thuyết đại diện; lý thuyết xã hội học; lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí đã xác định mười nhân tố ảnh hưởng là: Thiết kế tổ chức phân quyền; nguồn lực khách hàng; tỉ lệ sở hữu của Nhà nước trong doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh; nhận thức về sự bất ổn của môi trường; trình độ nhân viên kế toán; quy mô doanh nghiệp; văn hóa doanh nghiệp; chiến lược doanh nghiệp; mức độ cạnh tranh của thị trường.

Như vậy, xuất phát từ những khung lý thuyết khác nhau nên việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTQT nói chung, KTQTCP nói riêng cũng có những điểm khác biệt nhất định. Trong phạm vi luận án, căn cứ vào những nhân tố cơ bản được tổng hợp từ các khung lý thuyết, xuất phát từ việc thông tin KTQTCP cần phục vụ cho các chức năng quản trị tại các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh, tác giả tổng hợp thành các nhóm với từng nhân tố ảnh hưởng như sau:

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 64 - 66)