Kế toán quản trị chi phí với chức năng tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 51 - 56)

7. Kết cấu luận án

1.3.2.Kế toán quản trị chi phí với chức năng tổ chức thực hiện

Để phục vụ chức năng tổ chức thực hiện, kế toán quản trị chi phí tập trung vào các công việc là sử dụng mô hình chi phí phù hợp với từng phương pháp xác định chi phí cụ thể để kịp thời đưa ra các thông tin về chi phí hoạt động.

1.3.2.1. Các mô hình xác định chi phí

Thông thường các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các mô hình xác định chi phí như sau:

5888 Mô hình chi phí thực tế

Theo mô hình này chi phí được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế phát sinh tính cho khối lượng sản phẩm hoàn thành. Khi quá trình sản xuất chỉ tạo ra một loại sản phẩm thì toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sản phẩm đều là chi phí trực tiếp

và được tính thẳng cho sản phẩm mà không phải phân bổ chi phí sản xuất chung, điều này giúp cho việc tính giá thành sản phẩm đơn giản và chính xác. Nếu quá trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm thì cần thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung theo những tiêu thức phân bổ nhất định. Công việc này chỉ được thực hiện được vào cuối kỳ, mất nhiều thời gian tập hợp và phân bổ nhất là liên quan đến chi phí sản xuất chung dẫn đến thông tin giá thành sản phẩm không kịp thời để phục vụ việc ra quyết định.

23 Mô hình chi phí thực tế kết hợp với ước tính chi phí

Theo mô hình này các chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí thì được xác định theo chi phí thực tế phát sinh như mô hình chi phí thực tế, với chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng cần phân bổ thì được xác định theo số ước tính. Do đó, sử dụng mô hình này sẽ dẫn đến phát sinh chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế với ước tính. Khoản chênh lệch này sẽ được ghi nhận vào giá vốn nếu nhỏ hoặc phân bổ theo tỉ lệ để tính vào giá vốn và hàng tồn kho cuối kỳ. Mô hình này ưu việt hơn so với mô hình chi phí thực tế về tính kịp thời khi cung cấp thông tin chi phí phục vụ cho việc tính giá thành. Tuy nhiên, trên phương diện kiểm soát chi phí thì cả hai mô hình chi phí trên đều không đánh giá được mức độ kiểm soát của từng chi phí, cũng như trách nhiệm của nhà quản trị bộ phận.

5888 Mô hình chi phí tiêu chuẩn

Theo mô hình này quá trình tập hợp chi phí sản xuất được xác định trên cơ sở các chi phí tiêu chuẩn nhằm mục tiêu cơ bản là cung cấp thông tin để ước tính trước giá thành sản phẩm hoàn thành làm tiền đề xác định giá bán phù hợp, trên cơ sở đó giúp nhà quản trị có các quyết định kinh doanh. Đồng thời mô hình này cho phép cung cấp thông tin chênh lệch giữa chi phí tiêu chuẩn và chi phí thực tế trong quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành nhằm nắm bắt tình hình biến động chi phí cũng như nguyên nhân gây chênh lệch để từ đó tăng cường khả năng kiểm soát chi phí.

1.3.2.2. Các phương pháp xác định chi phí

Nếu mô hình xác định khung thời gian, cách thức tập hợp, phân bổ các chi phí phát sinh thì mỗi phương pháp xác định chi phí được chọn phải phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp, nhất quán với mô hình, hướng tới mục tiêu xác định chính xác chi phí, làm cơ sở để định giá bán sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong thực tế có các phương pháp xác định chi phí cụ thể như sau:

23 Phương pháp xác định chi phí theo công việc (Job Costing)

Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất các sản

phẩm đơn chiếc hoặc theo đơn đặt hàng riêng biệt, khác nhau về qui cách, nguyên liệu hoặc kỹ thuật dùng để sản xuất. Đặc trưng của phương pháp này là các chi phí sản xuất được tích dồn và tích lũy theo công việc, giúp nhà quản trị biết được giá thành từng công việc, so sánh với giá thành kế hoạch nhằm kiểm soát kịp thời chi phí.

Trong quá trình tập hợp chi phí theo công việc sử dụng các tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để phản ánh các chi phí sản xuất từ khi phát sinh cho đến khi hoàn thành. Tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để phản ánh giá trị sản phẩm theo công việc chưa hoàn thành trong kỳ. Tài khoản thành phẩm để phản ánh giá trị sản phẩm hoàn thành. Tài khoản giá vốn hàng bán để phản ánh giá vốn của thành phẩm tiêu thụ ngay. Về nguyên tắc các chi phí sản xuất phát sinh được hạch toán vào tài khoản tương ứng, đồng thời các chi phí này cũng được phản ánh vào các phiếu chi phí công việc. Riêng đối với tài khoản chi phí sản xuất chung, bên Nợ phản ánh chi phí thực tế phát sinh, bên Có phản ánh chi phí sản xuất chung được phân bổ đầu kỳ theo chi phí ước tính. Do đó tài khoản này thường có chênh lệch vào thời điểm cuối kỳ (do chi phí sản xuất chung thực tế bị tập hợp thừa hoặc thiếu so với số ước tính). Việc xử lý chênh lệch này thường được thực hiện như sau: Nếu số chênh lệch nhỏ, phân bổ toàn bộ mức chênh lệch đó vào giá vốn hàng bán của kỳ đó. Nếu số chênh lệch lớn thì phân bổ chênh lệch vào số dư của chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang và giá vốn hàng bán theo tỉ lệ kết cấu của các đối tượng được phân bổ.

Sơ đồ 1.4: Quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành theo công việc

Đơn đặt hàng Lệnh sản xuất Tập hợp CPSX trên cơ sở

Phiếu xuất kho vật liệu

Phiếu theo dõi lao động Mức phân bổ CPSXC Chi phí được tập hợp vào Phiếu Chi phí theo công việc (Nguồn: Đặng Thị Hòa, 2008)

5888 Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất (Process Costing)

sản phẩm, quá trình sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, sản phẩm hoàn thành ở bước này sẽ tiếp tục là đối tượng chế biến ở bước sau. Đặc trưng của phương pháp này là các chi phí sản xuất gắn với các phân xưởng (công đoạn) sản xuất chứ không phải với từng công việc riêng biệt. Các chi phí sản xuất thường là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp theo từng phân xưởng (công đoạn) sản xuất. Với chi phí sản xuất chung thường được tập hợp và phân bổ vào giá thành sản phẩm hoàn thành theo số liệu chi phí thực tế. Tuy nhiên nếu chưa tập hợp được thì có thể phân bổ vào giá thành sản phẩm hoàn thành theo mức ước tính. Quá trình sản xuất được diễn ra liên tục từ kỳ này sang kỳ khác. Việc tính giá thành được thực hiện vào cuối kỳ. Tại thời điểm này vẫn còn một số sản phẩm dở dang chưa hoàn thành. Do đó kế toán phải tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, trước khi tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

Để tập hợp và xác định chi phí sản xuất theo quá trình, kế toán sử dụng các tài khoản tương tự phương pháp xác định chi phí sản xuất theo công việc. Tuy nhiên tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phải được mở chi tiết cho mỗi phân xưởng (công đoạn) để tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng giai đoạn và cho sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng. Thông tin về chi phí, giá thành được phản ánh trên sổ và Báo cáo sản xuất.

Sơ đồ 1.5: Quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành theo quá trình

Nhu cầu SX Lệnh sản xuất Tập hợp CPSX trên cơ sở

Phiếu xuất kho vật liệu Phiếu theo dõi

lao động CPSXC thực tế hoặc ước tính Chi phí được tập hợp vào PX1 PX2 PX n (Nguồn: Đặng Thị Hòa, 2008)

Phương pháp xác định chi phí kết hợp (Hybrid Costing)

Trong thực tế cách thức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng tương thích với phương pháp xác định chi phí theo công việc hoặc theo quá trình sản xuất. Nhất là với những doanh nghiệp mà trong quy trình sản xuất vừa cho phép sản xuất

sản phẩm hàng loạt theo từng giai đoạn nhưng ở một số khâu sản xuất lại cho phép có những thay đổi về chi tiết của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng hoặc nhóm khách hàng nhất định.

Trong quá khứ các chi phí sản xuất liên quan đến những sản phẩm thay đổi theo nhu cầu của khách hàng có thể được theo dõi thông qua phương pháp xác định chi phí theo công việc. Tuy nhiên hiện nay kế toán tại một số doanh nghiệp sản xuất đã sử dụng phương pháp xác định chi phí kết hợp. Tức là dùng phương pháp xác định chi phí theo công việc để theo dõi chi phí vật liệu với những thay đổi mà khách hàng lựa chọn và phương pháp xác định chi phí theo quá trình cho các chi phí biến đổi. Chi phí sản xuất đơn vị của mỗi sản phẩm được tính bằng cách cộng dồn các chi phí sản xuất phát sinh và chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành. Như vậy mặc dù mỗi sản phẩm có thể khác nhau nhưng việc xác định chi phí sản xuất đơn vị vẫn được tính toán khá chính xác dựa trên giả định các chi phí biến đổi là giống nhau cho tất cả các sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp xác định chi phí theo cơ sở hoạt động (Activity Based Costing - ABC)

tưởng cơ bản của phương pháp xác định chi phí theo ABC là: Các hoạt động hao phí các nguồn lực (và do vậy phát sinh chi phí) và các sản phẩm hao phí các hoạt động. ABC cũng phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh chung qua hai giai đoạn, tuy nhiên khác với phương pháp truyền thống bằng cách tìm ra việc sử dụng các nguồn lực tới các hoạt động và kết nối các chi phí hoạt động tới các sản phẩm/dịch vụ và các khách hàng. Giai đoạn 1 phân bổ các chi phí kinh doanh chung tới các hoạt động hay các trung tâm chi phí hoạt động bằng việc sử dụng các tiêu thức phân bổ phù hợp. Giai đoạn 2 sử dụng các tiêu thức phân bổ theo mức hoạt động phù hợp để phân bổ các chi phí hoạt động hay các nhóm chi phí hoạt động tới các đối tượng tính giá phí. Bằng việc sử dụng các tiêu thức phân bổ trong cả hai giai đoạn phân bổ chi phí. ABC cung cấp dụng cụ đo lường các chi phí sản phẩm/dịch vụ một cách chính xác hơn tới các chi phí của các hoạt động.

Nói tóm lại, việc xác định chi phí theo ABC khác phương pháp truyền thống theo cả hai phương thức. Đầu tiên ABC xác định rõ các nhóm chi phí như các hoạt động hơn là các trung tâm chi phí phòng ban hay sản xuất trong doanh nghiệp. Thứ hai, các tiêu thức phân bổ chi phí ABC sử dụng để phân bổ các chi phí hoạt động tới các đối tượng tính giá phí là các tiêu thức trên cơ sở hoạt động hay các hoạt động được thực hiện cho đối tượng tính giá phí. Việc Tính chi phí kinh doanh truyền thống sử dụng tiêu thức phân bổ trên cơ sở sản lượng mà hầu như không có mối quan hệ tới việc hao phí các nguồn lực của các đối

tượng tính giá phí.

Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng ABC không hoàn toàn thay thế phương pháp xác định chi phí kinh doanh truyền thống mà nhằm bổ sung khả năng xử lý và cung cấp thông tin trong việc ra quyết định ngắn hạn và dài hạn trong doanh nghiệp. ABC chỉ là một công cụ cho xác định chi phí của các hoạt động và sản lượng đầu ra mà các hoạt động này tạo ra. Chỉ sử dụng ABC thì chưa đủ để tiếp tục cải thiện các hoạt động, quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Sơ đồ 1.6 : Cấu trúc của hệ thống tính chi phí kinh doanh theo cơ sở hoạt động

(Nguồn: Phạm Hồng Hải, 2013)

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 51 - 56)