Kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 69 - 70)

7. Kết cấu luận án

1.5.1.Kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp Hoa Kỳ

Việc nghiên cứu quá trình hình thành của KTQT tại các doanh nghiệp Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn do vụ cháy xảy ra vào năm 1984 tại trụ sở Hiệp hội Kế toán Quốc gia. Nhưng có thể nói rằng kế toán chi phí đã phát triển mạnh ở Hoa Kỳ vào những năm 1950 mà trọng tâm là nghiên cứu chi phí để phục vụ cho việc ra quyết định có liên quan (Horngren, 1989). Trong đó để phục vụ cho chức năng tổ chức thực hiện, có hai hệ thống kế toán chi phí được áp dụng chủ yếu tại các doanh nghiệp Hoa Kỳ là hệ thống chi phí tiêu chuẩn và hệ thống chi phí dựa trên cơ sở hoạt động - ABC (Su, Chao 2013).

Với hệ thống chi phí tiêu chuẩn: Toàn bộ các chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đều được tiêu chuẩn hóa. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp kiểm soát hoạt động. Có ba bước cơ bản để thực

hiện hệ thống chi phí này trong các doanh nghiệp là: Tính toán chi phí tiêu chuẩn cho một đơn vị sản phẩm; tính toán chi phí thực tế của sản phẩm theo nguyên tắc giá gốc và so sánh giữa chi phí tiêu chuẩn với chi phí thực tế để phân tích, làm rõ hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, sản phẩm để đưa ra các quyết định kiểm soát chi phí phù hợp.

Với hệ thống chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC): Hệ thống này được đề xuất bởi Thomas Johnson và Robert S.Kaplan vào năm 1987 và manh nha áp dụng trước đó từ năm 1960 tại doanh nghiệp đầu tiên của Hoa Kỳ là tập đoàn General Electric (MacCoville, 1993) dựa trên nhận thức rằng kế toán quản trị ngày nay cung cấp thông tin quá muộn, quá tổng hợp, quá méo mó để phù hợp với các nhà quản lý đưa ra các quyết định về lập kế hoạch, kiểm soát….và việc áp dụng ABC sẽ giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí một

cách có hiệu quả. Quá trình triển khai ABC tại các doanh nghiệp Hoa Kỳ được thực hiện thông qua bốn bước là: Định hình các hoạt động được thực hiện trong doanh nghiệp thông qua phỏng vấn; xác định chi phí từng hoạt động; lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí của các hoạt động chung theo mối quan hệ trực tiếp với sản phẩm cuối cùng và phân bổ chi phí hoạt động cho từng sản phẩm thông qua tiêu thức phù hợp. Chi phí sản phẩm sau đó được tính bằng cách tổng cộng chi phí của tất cả các hoạt động. Tuy vậy nếu so sánh với hệ thống chi phí tiêu chuẩn được đa số doanh nghiệp áp dụng, ABC vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng và được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp Hoa Kỳ (Tupmongkol, 2008). Lý do chính là việc thiết kế và nhất là thu thập, xử lý dữ liệu để vận hành ABC là khá tốn kém và mất nhiều thời gian (Anderson, 2013). Hiện nay ABC chủ yếu được áp dụng trong một số tập đoàn sản xuất lớn, các định chế tài chính và một số bệnh viện của Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu luan-an-ncs-dang-nguyen-manh_1 (Trang 69 - 70)