Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trƣớc Tòa án (Điều 19 Bộ luật Tố tụng hình sự)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 28 - 29)

Bộ luật Tố tụng hình sự)

Nguyên tắc này ghi nhận những người tham gia tố tụng được pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng với nhau và với Kiểm sát viên trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án nhằm chứng minh cho quan điểm, ý kiến của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tòa án phải có trách nhiệm đảm bảo cho các bên thực hiện các quyền pháp luật cho phép.

Điều 19 BLTTHS quy định:

Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án [15].

Đây là một nguyên tắc tiến bộ, thể hiện tinh thần tranh tụng, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. Tại phiên tòa bên buộc tội, bên gỡ tội và những

người tham gia tố tụng khác đều được pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật để chứng minh cho quan điểm, ý kiến của mình là có căn cứ. Họ được bình đẳng trong tranh luận, phát biểu ý kiến nhằm mục đích xác định sự thật khách quan của vụ án. Các ý kiến, quan điểm các bên đưa ra phải gắn với vụ án đang xét xử. BLTTHS còn có các quy định cụ thể để thực hiện nguyên tắc này như: Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét hay không (Điều 205) ; Chủ tọa phiên tòa cũng có quyền yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của những người tham gia tố tụng mà Kiểm sát viên chưa tranh luận (Điều 218)...

Bảo đảm quyền bình đẳng của các bên trước Tòa án là trách nhiệm của HĐXX. HĐXX phải xem xét chứng cứ, tài liệu do các bên đưa ra một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ không thiên lệch về bên nào để từ đó đưa ra bản án, quyết định chính xác, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 28 - 29)