Kiến nghị hoàn thiện pháp luật, tăng cường giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 90 - 91)

hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ

Áp dụng pháp luật là một hoạt động rất khó khăn, chất lượng văn bản pháp luật hiện nay của nước ta ban hành chưa cao, có nhiều mâu thuẫn, nhiều vướng mắc trong thực tiễn. Nhiều quy định của luật có tính khái quát quá cao khó áp dụng. Hoạt động xét xử của các HĐXX không thể tách rời các quy định của pháp luật như BLHS, BLTTHS và các văn bản pháp luật khác. Để hoạt động xét xử của Tòa án được tốt đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật đặc biệt là các quy định của BLHS, BLTTHS. Kiến nghị Ủy ban thường vụ quốc hội tăng cường giải thích pháp luật. Các cơ quan tư pháp trung ương như TANDTC- Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Công an tăng cường ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, có như vậy việc áp dụng pháp luật trong cả nước mới chính xác và thống nhất.

Án lệ có thể được hiểu là những bản án mẫu mực của Tòa án được dùng làm khuôn mẫu xét xử cho các vụ án tương tự. Án lệ có đặc điểm là cụ thể, dễ áp dụng. Tại các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ vai trò của án

lệ là rất lớn. Ở nước ta trong phương hướng cải cách tư pháp đến năm 2020 của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đặt ra phương hướng phát triển án lệ tại Việt Nam. Trong những năm qua TANDTC cũng đã xuất bản một số tập án giám đốc thẩm để làm căn cứ cho Tòa án cấp dưới tham khảo khi áp dụng pháp luật, tuy nhiên số lượng bản án đã được xuất bản chưa nhiều, tập trung chủ yếu là các bản án giám đốc thẩm, chưa có bản án sơ thẩm, phúc thẩm. Do vậy hệ thống án lệ vẫn chưa hình thành. Để hoạt động xét xử ngày càng có chất lượng cao hơn, việc áp dụng pháp luật trong cả nước được thống nhất hơn, tác giả cũng kiến nghị TANDTC và các cơ quan có liên quan trong việc sớm hình thành hệ thống án lệ tại Việt Nam để giúp cho hoạt động xét xử của Tòa án nói chung và của HĐXX cấp sơ thẩm nói riêng được thuận lợi hơn và chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 90 - 91)