Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 26 - 28)

chỉ tuân theo pháp luật (Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự)

Điều 16 BLTTHS quy định: "Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc

lập và chỉ tuân theo pháp luật" [15], đâylà một trong các nguyên tắc đặc biệt, quan trọng nhất của hoạt động xét xử, nó còn là một nguyên tắc Hiến định đã được ghi nhận trong Điều 130 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Nội dung nguyên tắc này thể hiện hai ý chính như sau:

Thứ nhất: Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập. Nội dung này thể hiện Thẩm phán và Hội thẩm tự đưa ra bản án, quyết định trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu được xem xét đánh giá khách quan. Thẩm phán và Hội thẩm không phải chịu sự chỉ đạo của bất kỳ ai, không phải chịu tác động của bất cứ yếu tố nào ngoài pháp luật cụ thể là:

- Độc lập với những yếu tố khách quan: Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với các yếu tố khách quan từ bên ngoài như độc lập với Tòa án cấp trên, độc lập với Chánh án Tòa án, độc lập với sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, độc lập với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, độc lập với yêu cầu của những người tham gia tố tụng, với dư luận xã hội, báo chí..

- Độc lập với những yếu tố chủ quan: Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm ngang quyền trong việc đánh giá chứng cứ và đưa ra kết luận. Trước khi ở phiên tòa Thẩm phán phải tạo điều kiện cho Hội thẩm nghiên cứu hồ sơ. Tại

phiên tòa Thẩm phán phải tạo điều kiện để Hội thẩm xét hỏi, không được hạn chế thời gian xét hỏi của Hội thẩm. Đặc biệt khi nghị án Thẩm phán phải tôn trọng Hội thẩm. Không được áp đặt ý kiến quan điểm của mình cho các Hội thẩm. Hội thẩm có quyền đưa ra ý kiến, kết luận độc lập của mình về vụ án. Pháp luật quy định chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án, khi nghị án HĐXX phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết từng vấn đề. Bản án, quyết định của HĐXX được ban hành dựa trên ý kiến đa số các thành viên trong HĐXX, Thẩm phán biểu quyết sau cùng, người có ý kiến thiểu số khi nghị án có quyền bảo lưu ý kiến của mình bằng văn bản và ý kiến đó được lưu trong hồ sơ vụ án.

Thứ hai: Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật. Nội dung này thể hiện HĐXX phải căn cứ vào pháp luật để giải quyết vụ án. Pháp luật mà HĐXX làm căn cứ để xét xử đầu tiên phải kể đến là Hiến pháp, tiếp đến là pháp luật hình sự, sau đó là pháp luật về tố tụng hình sự rồi đến các văn bản pháp luật khác. Đây cũng là hành lang pháp lý mà HĐXX phải tuân theo khi xét xử, phải đảm bảo việc xét xử theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Khi xét xử HĐXX chỉ tuân theo pháp luật HĐXX không phải chịu sự chỉ đạo của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. HĐXX cũng không phải tuân theo bất kỳ các văn bản, điều lệ, quy chế nào ngoài pháp luật. Quyết định của HĐXX phải dựa trên cơ sở pháp luật, phải đảm bảo hợp hiến và hợp pháp.

Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là hai nội dung qua hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ khi nào đảm bảo cho Thẩm phán và Hội thẩm độc lập thì họ mới chỉ tuân theo pháp luật được và ngược lại. Thẩm phán và Hội thẩm độc lập mới nâng cao chất lượng xét xử, mới bảo đảm trách nhiệm cá nhân, mới đúng với tính chất của hoạt động tư pháp, bảo đảm khách quan đúng với diễn biến phiên tòa.

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay, nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nhìn chung

chưa được bảo đảm thực hiện tốt. Việc can thiệp vào hoạt động xét xử vẫn xảy ra phổ biến, biểu hiện của nó có thể như "chỉ đạo án", "duyệt án" hay có tác động để Thẩm phán, Hội thẩm xử theo ý mình, thậm chí là "chạy án". Các Hội thẩm chưa thực sự độc lập khi xét xử vẫn còn bị ảnh hưởng nhiều ý kiến của Thẩm phán. Các hoạt động đó làm cho việc xét xử không được khách quan, công bằng, không đảm bảo công lý. Điều đó có thể do nhiều nguyên nhân như chúng ta chưa tạo ra được cơ chế cho Thẩm phán và Hội thẩm thực sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, trình độ năng lực của Thẩm phán và Hội thẩm chưa cao, chế độ chính sách, lương, phụ cấp của Thẩm phán chưa bảo đảm cuộc sống cho họ. Đây là những nội dung cần xem xét, nghiên cứu để bảo đảm tính độc lập của HĐXX khi xét xử.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 26 - 28)