Giai đoạn từ năm 1980 đến nay

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 36 - 37)

Ngày 18/12/1980 Quốc hội khóa VI đã thông qua Hiến pháp năm 1980, trong Hiến pháp này ghi nhận: TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa số, khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán (Điều 132); Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 131). Thời gian này chưa có BLTTHS nên các quy định về việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự vẫn theo các quy định trước đó.

Ngày 28/6/1988 Quốc hội nước ta thông qua BLTTHS đầu tiên. BLTTHS năm 1988 là một bước tiến lớn về pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta. Bộ luật đã có các quy định cụ thể về thành phần HĐXX, các nguyên tắc hoạt động của HĐXX, quyền hạn, trách nhiệm của HĐXX. Về thành phần HĐXX sơ thẩm Bộ luật quy định thành phần HĐXX sơ thẩm gồm có 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm. Trong trường hợp vụ án nghiêm trọng, phức tạp hoặc vụ án có bị cáo bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì HĐXX có 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm. Bộ luật cũng ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử như: Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể; Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia; Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Các quyền hạn, trách nhiệm của HĐXX tại phiên tòa.

Ngày 26/11/2003 Quốc hội khóa XI thông qua BLTTHS sửa đổi bổ sung. BLTTHS ban hành năm 2003 trên cơ sở kế thừa BLTTHS năm 1988 đồng thời cũng có một số thay đổi. Đối với hoạt động xét xử Bộ luật sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng thẩm quyền cho TAND cấp huyện, TAQS khu vực, mở rộng hơn tính tranh tụng tại phiên tòa, xác định rõ chức năng nhiệm vụ

của những người tiến hành tố tụng, quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về quyền hạn, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng. Quy định sửa đổi các trình tự, thủ tục tố tụng cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi hơn. Về thành phần HĐXX và các nguyên tắc hoạt động của HĐXX cơ bản được giữ nguyên theo quy định của BLTTHS năm 1988 [32].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 36 - 37)