Quy định của pháp luật về quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng xét xử trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 54 - 57)

CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ TRONG PHẦN THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.2.1. Quy định của pháp luật về quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng xét xử trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa đồng xét xử trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa

Thủ tục bắt đầu phiên tòa là phần mở đầu cho phiên tòa. Ở đó HĐXX phải thực hiện những yêu cầu pháp luật đề ra để đảm bảo cho việc xét xử tại các phần xét hỏi và tranh luận đúng người, đúng pháp luật

BLTTHS hiện nay quy định thủ tục bắt đầu phiên tòa do Chủ tọa phiên tòa thực hiện nhằm bảo đảm cho hoạt động xét xử tiếp theo được đúng người, bảo đảm dân chủ, khách quan, đúng pháp luật. Trong phần này HĐXX có trách nhiệm kiểm tra căn cước của những người tham gia tố tụng đảm bảo đúng đối tượng tham gia phiên tòa như đúng bị cáo, người bị hại, người làm chứng… trong vụ án. Giải thích cho những người tham gia tố tụng biết rõ về những quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa. Giải quyết các yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch nhằm đảm bảo sự vô tư, khách quan của những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch. Đảm bảo mọi chứng cứ, tài liệu, vật chứng sẽ được xem xét đầy đủ.

Thủ tục bắt đầu phiên tòa được quy định tại Chương XIX, từ Điều 210 đến Điều 205 BLTTHS, được hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2004 ngày 02.10.2004 của HĐTP- TANDTC về Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất: "Những quy định chung của BLTTHS" và cũng được hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2004 ngày 5/11/2004 của HĐTP-TANDTC về Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba "Xét xử sơ thẩm" của BLTTHS cụ thể:

- Bắt đầu phần thủ tục bắt đầu phiên tòa chủ tọa phiên tòa tuyên bố khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

- HĐXX nghe Thư ký Tòa án báo cáo sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia tố tụng được triệu tập đến phiên tòa.

- Chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cước những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa, sau đó chủ tọa phiên tòa giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa.

- Chủ tọa phiên tòa giới thiệu người giám định, người phiên dịch, yêu cầu họ cam đoan làm tròn nhiệm vụ.

- Để đảm bảo quyền đề nghị thay đổi thành viên HĐXX và những người tiến hành tố tụng khác, người giám định, người phiên dịch, chủ tọa phiên tòa giới thiệu những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch và hỏi Kiểm sát viên và những tham gia tố tụng có quyền đề nghị thay đổi xem có ai đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch không.

- Nếu những người tiến hành tố tụng từ chối tiến hành tố tụng hoặc Kiểm sát viên hay người tham gia tố tụng có đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch HĐXX phải xem xét và quyết định. HĐXX phải căn cứ vào các Điều 45, 46, 47 BLTTHS và điểm 4, điểm 5, điểm 6 mục I Nghị quyết số 03/2004 ngày 02.10.2004 của HĐTP- TANDTC về Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất: Những quy định chung của BLTTHS để xem xét, quyết định đánh giá người tiến hành tố tụng có đảm bảo vô tư, khách quan hay không. Việc xin thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch là có căn cứ hay không. Việc giải quyết yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng được HĐXX thảo luận và quyết định tại phòng nghị án.

- Khi có đề nghị của Kiểm sát viên hay những người tham gia tố tụng về việc hoãn phiên tòa hoặc theo sự báo cáo của Thư ký Tòa án về sự có mặt,

vắng mặt của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa. HĐXX phải thảo luận và quyết định hoãn phiên tòa hay vẫn tiến hành xét xử..

- Chủ tọa phiên tòa phải yêu cầu người làm chứng cam đoan khai đúng sự thật (trừ người làm chứng là người chưa thành niên), Chủ tọa phiên tòa cũng có thể cho cách ly người làm chứng nếu lời khai của những người làm chứng có ảnh hưởng đến nhau hoặc lời khai của bị cáo có ảnh hưởng đến lời khai của người làm chứng.

- Nếu Kiểm sát viên hoặc bị cáo, người bảo chưa, người bị hại… có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét HĐXX phải xem xét, giải quyết. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt HĐXX cũng phải xem xét, quyết định tiếp tục mở phiên tòa hay hoãn phiên tòa.

Nhìn chung quy định của pháp luật về phần thủ tục bắt đầu là tương đối phù hợp. Hoạt động của Chủ tọa phiên tòa trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa này là thay mặt HĐXX tiến hành các thủ tục tố tụng cần thiết đảm bảo phiên tòa diễn ra đúng pháp luật. Trách nhiệm này giao cho Chủ tọa phiên tòa là hoàn toàn hợp lý, bảo đảm sự khách quan trong hoạt động tố tụng. Việc kiểm tra căn cước của những người tham gia tố tụng rất quan trọng đặc biệt là đối với bị cáo, nó đảm bảo người bị truy tố đúng là người đang bị xét xử tại phiên tòa (đúng người) và những người tham gia tố tụng khác cũng đúng là những người có quyền và nghĩa vụ tố tụng trong vụ án.

Quy định của pháp luật trong phần này cũng thể hiện rõ vị trí, vai trò của HĐXX là người "trọng tài", là người quyết định khi xem xét, giải quyết yêu cầu của các bên như đề nghị hoãn phiên tòa, đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng, đề nghị đưa ra xem xét thêm vật chứng, tài liệu, triệu tập thêm những người tham gia tố tụng đến phiên tòa đây cũng là quyền hạn, trách nhiệm rất quan trọng của HĐXX tại phần thủ tục bắt đầu phiên tòa.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 54 - 57)