Tăng cường năng lực cho đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 93 - 94)

Yếu tố con người luôn là yếu tố quyềt định. Trình độ, năng lực và đạo đức của Thẩm phán và Hội thẩm sẽ quyết định chất lượng và hiệu quả xét xử. Từ khi chúng ta tiến hành cải cách tư pháp nhìn chung trình độ, năng lực cửa Thẩm phán và Hội thẩm đã được nâng lên rõ rệt. Trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm đã được nâng cao hơn. Tuy nhiên nhìn chung trình độ năng lực của Thẩm phán và Hội thẩm vẫn còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Tỉ lệ các bản án quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị cải sửa, hủy vẫn còn cao. Ngành Tòa án hiện nay không chỉ là thiếu cán bộ mà

vậy việc nâng cao trình độ, năng lực của các thành viên trong HĐXX vẫn là yếu tố quyết định cho hiệu quả hoạt động và chất lượng xét xử của Tòa án, đặc biệt là trình độ năng lực của Thẩm phán.

Nâng cao năng lực, trình độ của Thẩm phán và Hội thẩm là đòi hỏi bức thiết của xã hội. Để làm được việc đó tác giả kiến nghị một số giải pháp như sau: Đối với Thẩm phán: Hiện nay ngành Tòa án thường chỉ tuyển chọn Thẩm phán là những người đang công tác trong ngành, chủ yếu là từ Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên. Nhiều người trong số họ năng lực còn hạn chế, có người chỉ mới làm công tác pháp luật một thời gian ngắn, trước đó không lâu còn làm đánh máy, bảo vệ, lái xe trong cơ quan Tòa án. Do vậy trình độ, năng lực của họ còn nhiều hạn chế. Việc tuyển chọn Thẩm phán tại các tỉnh miền núi, vùng cao hay ở các tỉnh Tây Nguyên càng khó khăn. Do vậy theo quan điểm của tác giả ngành Tòa án cần mở rộng nguồn tuyển chọn Thẩm phán từ các nhà nghiên cứu, các chuyên viên pháp lý hiện đang công tác trong các ngành khác, ưu tiên tuyển chọn những người có có kiến thức pháp luật tốt, có đạo đức tốt, có hiểu biết xã hội sâu rộng để bổ nhiệm Thẩm phán. Bên cạnh đó phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại Thẩm phán, cập nhật cho họ những kiến thức pháp luật mới, rèn luyện lại kỹ năng xét xử. Điều đó sẽ góp phần không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả xét xử của Tòa án.

Đối với Hội thẩm cần xây dựng tiêu chí cụ thể về trình độ năng lực, hiểu biết pháp luật của họ, khuyến khích những người có trình độ cao, hiểu biết xã hội sâu rộng, có uy tín xã hội tham gia công tác Hội thẩm. Thường xuyên trang bị thêm kiến thức pháp luật và kỹ năng xét xử cho các Hội thẩm.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 93 - 94)