Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về phần tranh luận tại phiên tòa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 70 - 71)

luận tại phiên tòa

Nhìn chung từ sau khi có Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị và BLTTHS năm 2003 việc tranh tụng tại phiên tòa đã được quan tâm, chất lượng tranh luận tại các phiên tòa đã được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu tranh tụng tại phiên tòa. Các HĐXX đã thực hiện đúng quy định của pháp luật tạo điều kiện cho các bên được tranh luận với nhau để làm sáng tỏ nội dung vụ án. Tại phiên tòa HĐXX cũng có thái độ tôn trọng luật sư và bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo hơn. Tuy nhiên trong thực tế xét xử vẫn còn một số hạn chế trong áp dụng pháp luật như:

Thứ nhất: Hiện nay trong thực tế số vụ án có luật sư tham gia phiên tòa còn rất ít. Trình độ hiểu biết pháp luật của những người tham gia tố tụng đặc biệt là của bị cáo còn hạn chế. Do vậy nhiều phiên tòa phần tranh luận gần như không diễn ra. Sau khi Kiểm sát viên luận tội, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không tranh luận gì. HĐXX cho bị cáo nói lời nói sau cùng rồi vào nghị án. Điều đó làm giảm giá trị của phần tranh luận theo tinh thần của pháp luật, hạn chế việc tiếp cận sự thật vụ án của HĐXX.

Thứ hai: Theo quy định của Điều 218 BLTTHS, HĐXX không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho các bên trình bày hết ý kiến. Tuy nhiên trong thực tế lại có một số phiên tòa HĐXX hạn chế thời gian tranh luận của luận sư. Ví dụ như tại phiên tòa ngày 3/8/2007 tại TAND TP. Hà Nội xử vụ án Bùi Tiến Dũng, Chủ tọa phiên tòa hạn chế thời gian tranh luận của mỗi luật sư là 10 phút. Việc làm này là vi phạm thủ tục tố tụng, gây phản ứng của những người tham gia tố tụng. Làm giảm uy tín của HĐXX [17].

Thứ ba: Có vụ án "khi người bào chữa đưa ra vấn đề yêu cầu tranh luận với Kiếm sát viên, trong nhiều trường hợp Kiểm sát viên không đáp lại ý kiến của người bào chữa và chủ tọa phiên tòa cũng không yêu cầu Kiểm sát viên đối đáp với người bào chữa" [26, tr. 159]. Điều đó cho thấy HĐXX chưa làm hết trách nhiệm và cũng chưa thấy hết ý nghĩa của việc tranh luận sẽ giúp cho HĐXX sáng tỏ vụ án.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 70 - 71)