Quy định của pháp luật về quyền hạn trách nhiệm của Hội đồng xét xử trong phần tuyên án

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 75 - 77)

đồng xét xử trong phần tuyên án

Sau khi thông qua bản án các thành viên của HĐXX phải ký tên vào bản án và ra tuyên án tại phòng xử án. Điều 226 BLTTHS quy định khi HĐXX tuyên án những người trong phòng xử án phải đứng dậy. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên của HĐXX đọc bản án.

Tuyên án là việc HĐXX nhân danh Nhà nước đưa ra phán quyết đối với một vụ án, do vậy hoạt động này thể hiện tính quyền lực cao. Bản án được

tuyên đọc cho tất cả những người tham gia phiên tòa nghe. Khi HĐXX tuyên án thể hiện sự tính uy nghiêm nên pháp luật quy định khi HĐXX tuyên án tất

cả những người có mặt trong phòng xử án đều phải đứng dậy, "chỉ có những

người vì lý do sức khỏe không đảm bảo có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi tại chỗ để nghe tuyên án" [21].

Trách nhiệm của HĐXX khi tuyên án là phải tuyên đọc bản án to, rõ ràng, chính xác, thể hiện sự uy nghiêm. BLTTHS năm 2003 đã có sự thay đổi so với quy định của BLTTHS năm 1988 về người đọc bản án, theo hướng quy định nếu bản án quá dài chủ tọa phiên tòa và một thành viên khác của HĐXX có thể thay phiên nhau tuyên đọc bản án. Quy định này đã khắc phục được hạn chế của BLTTHS năm 1988 chỉ giao trách nhiệm tuyên đọc bản án cho chủ tọa phiên tòa, đối với những vụ án phức tạp, nhiều người tham gia tố tụng việc thực hiện quy định này không dễ dàng gì.

Để đảm bảo mọi người đều hiểu rõ về quyết định của bản án và quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, BLTTHS còn quy định sau khi tuyên án HĐXX có thể giải thích thêm về các quyết định của bản án và quyền kháng cáo bản án. Ví dụ bị cáo được hưởng án treo, HĐXX có thể giải thích cho bị cáo về án treo theo quy định tại Điều 60 BLHS, hoặc người bị hại được bản án quyết định được bồi thường dân sự, HĐXX có thể giải thích về quyền yêu cầu thi hành bản án theo Luật thi hành án dân sự… Quy định này là cần thiết và phù hợp với trình độ hiểu biết pháp luật của người dân hiện nay, đặc biệt là những người ở vùng sâu, vùng xa.

Đối với bị cáo không biết tiếng Việt, ngay sau khi HĐXX tuyên án xong người phiên dịch có trách nhiệm dịch bản án sang ngôn ngữ người đó biết để đảm bảo người đó hiểu được bản án mà HĐXX đã quyết định và họ bảo đảm thực hiện được các quyền của mình.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 75 - 77)