Quy định của pháp luật về quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng xét xử trong phần tranh luận tại phiên tòa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 66 - 70)

CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ TRONG PHẦN TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.4.1 Quy định của pháp luật về quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng xét xử trong phần tranh luận tại phiên tòa đồng xét xử trong phần tranh luận tại phiên tòa

Phần tranh luận tại phiên tòa là phần rất quan trọng, ở đó các bên căn cứ vào những chứng cứ đã được thẩm tra, xét hỏi tại phiên tòa để phát biểu,

phân tích, đưa ra lý lẽ, lập luận nhằm chứng minh cho quan điểm của mình là đúng, có căn cứ pháp luật. Theo quy định của BLTTHS, tại phần tranh luận HĐXX không hỏi mà tạo điều kiện và đảm bảo cho các bên tranh luận theo đúng trình tự pháp luật quy định. HĐXX có trách nhiệm hướng cho các bên tranh luận đúng nội dung vụ án và đối đáp các ý kiến còn chưa tranh luận.

Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị đã đặt ra yêu

cầu nâng cao tính tranh tụng tại phiên tòa theo hướng "bảo đảm tranh tụng dân

chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác" [4]. Để cụ thể yêu cầu này, BLTTHS năm 2003 đã có những quy định trong phần phần tranh luận tại phiên tòa, tập trung vào trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc buộc tội và người bào chữa trong việc gỡ tội. BLTTHS cũng xác

định rõ hơn vị trí "trọng tài" của HĐXX trong phần tranh luận tại phiên tòa.

HĐXX là người điều hành phần tranh luận, hướng cho các bên tranh luận, đối đáp đầy đủ những vấn đề của vụ án. BLTTHS quy định về phần tranh luận tại phiên tòa tại Chương XXI từ Điều 217 đến Điều 221.

Theo quy định tại Điều 217 BLTTHS, tại phần tranh luận Kiểm sát viên phải đưa ra lời luận tội. Luận tội của Kiểm sát viên có thể giữ nguyên quyết định truy tố; Rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; hoặc kết luận về một tội nhẹ hơn. Nếu thấy luận tội đó có thay đổi so với cáo trạng đã truy tố bị cáo HĐXX có quyền yêu cầu Kiểm sát viên giải thích lý do có sự thay đổi đó.

Sau khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo trình bày lời bào chữa, bị cáo bổ sung ý kiến bào chữa. Tiếp đến là những người tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến của mình theo thứ tự: Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình; nếu có người bảo vệ quyền lợi cho họ thì người

Sau khi các bên đưa ra ý kiến, Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận đối với từng ý kiến. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của những người khác.

Trong phần tranh luận này HĐXX có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên tranh luận và đối đáp. HĐXX phải lắng nghe ý kiến, căn cứ và lập luận mà các bên đưa ra. Chủ tọa phiên tòa là người điều khiển phần tranh luận, bảo đảm cho các bên thực hiện tranh luận đúng trình tự pháp luật quy định, đúng nội dung vụ án và đối đáp đầy đủ những ý kiến các bên đưa ra.

BLTTHS năm 2003, đã bỏ quy định "người tham gia tranh luận có quyền đáp

lại ý kiến của người khác nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý" [32], tại Điều 192 của BLTTHS năm 1988 nhằm tạo điều kiện cho các bên tranh luận, đối đáp với nhau một cách thoải mái, nâng cao tính tranh tụng tại phiên tòa. BLTTHS năm 2003 cũng trao thêm cho chủ tọa phiên tòa quyền yêu cầu Kiểm sát viên đối đáp với những ý kiến chưa tranh luận tại phiên tòa.

Nếu qua tranh luận thấy cần phải xem xét thêm chứng cứ HĐXX có quyền quyết định trở lại việc xét hỏi để làm rõ các chứng cứ đó. Luật quy định như vậy nhằm đảm bảo mọi chứng cứ đều phải được thẩm tra tại phiên tòa, không để sót một chứng cứ nào trong quá trình xét xử, đảm bảo cho việc xét xử khách quan, toàn diện, đầy đủ. Sau phần xét hỏi bổ sung các bên lại bắt đầu lại phần tranh luận, tuy nhiên HĐXX có thể hướng cho các bên chỉ tập trung vào tranh luận các vấn đề mới phát sinh.

Sau khi các bên không tranh luận, đối đáp gì thêm, theo quy định tại Điều 220 BLTTHS bị cáo có quyền nói lời nói sau cùng. HĐXX không được đặt câu hỏi gì thêm khi bị cáo nói lời nói sau cùng mà phải lắng nghe ý kiến của bị cáo. Tuy nhiên nếu bị cáo trình bày những điểm không liên quan đến vụ án HĐXX có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những ý kiến đó. Nếu khi bị cáo nói lời nói sau cùng, có trình bày thêm những tình tiết mới có

ý nghĩa quan trọng cho việc giải quyết vụ án thì HĐXX phải quyết định quay lại phần xét hỏi.

Sau khi bị cáo đã trình bày xong lời nói sau cùng, HĐXX vào nghị án. HĐXX phải dự kiến thời gian nghị án và thông báo rõ thời gian tuyên án cho những người tham gia phiên tòa biết.

Theo quy định tại Điều 195 BLTTHS nếu tại phần tranh luận nếu Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về một tội nhẹ hơn thì HĐXX vẫn phải tiếp tục xét xử toàn bộ vụ án. Điều 211 BLTTHS còn quy định nếu Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì HĐXX phải yêu cầu những người tham gia tố tụng trình bày ý kiến về việc rút quyết định truy tố đó. Các quy định này nhằm đảm bảo cho HĐXX vẫn có thể xét xử vụ án một cách khách quan không phụ thuộc vào ý kiến của Kiểm sát viên và để HĐXX xác định việc rút truy tố của Kiểm sát viên là đúng hay không đúng. Quy định này là phù hợp, đảm bảo tính độc lập của HĐXX.

Nhìn chung, phần tranh luận tại phiên tòa được BLTTHS quy định khá hợp lý, đề cao tính chủ động, quyền và trách nhiệm của bên buộc tội và bên gỡ tội, cũng như của những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Trong phần này, HĐXX cũng thể hiện được rõ nhất vai trò của mình là người "trọng tài", nghe các bên tranh luận, đối đáp, điều khiển hướng cho các bên tập trung vào nội dung vụ án để từ đó có đánh giá khách quan, toàn diện về vụ án. Việc tranh luận của các bên sẽ giúp cho HĐXX có đánh giá đúng về vụ án.

Tuy nhiên, quy định về phần tranh luận tại phiên tòa của BLTTHS vẫn còn một hạn chế. Đó là theo quy định của khoản 3 Điều 51 BLTTHS, những vụ án khởi tố theo yêu cầu người bị hại, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền trình bầy lời buộc tội tại phiên tòa. Nhưng BLTTHS chưa quy định họ trình bày lời buộc tội tại thời điểm nào trong phần tranh luận. Điều này khá quan trọng, vì nếu HĐXX để họ trình bày lời buộc tội sau lời luận tội của Kiểm sát viên thì không đúng với trình tự phát biểu khi tranh

luận quy định tại Điều 217 BLTTHS. Còn nếu HĐXX để họ trình bày theo trình tự quy định tại điều luật trên thì sẽ ảnh hưởng tới quyền bào chữa của bị cáo vì bị cáo và người bào chữa cho bị cáo chưa được nghe lời buộc tội của người bị hại và đại diện hợp pháp của họ để thực hiện việc bào chữa.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 66 - 70)