Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về thủ tục bắt đầu phiên tòa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 57 - 58)

đầu phiên tòa

Quy định của BLTTHS và các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành BLTTHS có liên quan đến thủ tục bắt đầu phiên tòa khá rõ ràng và phù hợp với mô hình tố tụng nước ta hiện nay, do vậy phần lớn các vụ án HĐXX thực hiện đầy đủ, chính xác. Việc làm này đã giúp cho việc xét xử đúng người, bảo đảm các yêu cầu cho các hoạt động tố tụng tiếp theo tại phiên tòa. Tuy nhiên trong thực tế xét xử cũng còn một số trường hợp áp dụng pháp luật chưa đúng và có vướng mắc trong phần này.

Thứ nhất: Có một số vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử bị cáo không nhờ luật sư người bào chữa. Tại phần thủ tục bắt đầu phiên tòa bị cáo có ý kiến mời luật sư bào chữa. Trong trường hợp này pháp luật chưa có quy định HĐXX có tiếp tục xét xử hay phải hoãn phiên tòa để tạo điều kiện cho bị cáo mời luật sư bào chữa. Nếu HĐXX tiếp tục xét xử vụ án, sẽ ảnh hưởng tới quyền bào chữa của bị cáo. Tuy nhiên BLTTHS và các văn bản hướng dẫn hiện nay chưa có quy định căn cứ hoãn phiên tòa trong trường hợp này gây khó khăn cho HĐXX trong việc giải quyết tình huống trên.

Thứ hai: Điều 192 BLTTHS quy định" "Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai tại Cơ quan điều tra thì Chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tùy trường hợp, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử" [15].

Luật cũng quy định bị cáo và người bào chữa có quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng tài liệu ra xem xét.

Trong thực tế xét xử "có những trường hợp luật sư bào chữa đề nghị

triệu tập thêm nhân chứng nhưng nếu nhân chứng đã có lời khai lưu giữ trong hồ sơ thì thường bị Hội đồng xét xử không chấp nhận; còn việc luật sư

bào chữa đề nghị triệu tập thêm nhân chứng mới chưa được cơ quan điều tra lấy lời khai càng khó được chấp nhận" [24].

Thực tiễn cho thấy, Cơ quan điều tra là cơ quan buộc tội nên trong hoạt động của mình Cơ quan điều tra luôn có xu hướng thiên về thu thập các chứng cứ buộc tội mà ít chú ý đến các chứng cứ gỡ tội, việc ghi lời khai cũng thường tập trung vào các yếu tố cấu thành tội của bị can, ít chú ý đến các tình tiết gỡ tội của họ. HĐXX không chấp nhận đề nghị của người bào chữa triệu tập những người làm chứng vắng mặt hoặc triệu tập thêm những người làm chứng quan trọng đến phiên tòa đã làm hạn chế việc xác định sự thật của vụ án và chưa đáp ứng được yêu cầu tranh tụng trong cải cách tư pháp hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 57 - 58)