Nguyên tắc bảo đảm sự vô tƣ của những ngƣời tiến hành tố tụng hoặc ngƣời tham gia tố tụng (Điều 14 Bộ luật Tố tụng hình sự)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 32 - 34)

tụng hoặc ngƣời tham gia tố tụng (Điều 14 Bộ luật Tố tụng hình sự)

Nguyên tắc này đòi hỏi những người tiến hành tố tụng như Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người

phiên dịch… phải đảm bảo vô tư, khách quan khi làm nhiệm vụ. Đối với HĐXX yêu cầu này lại càng được đòi hỏi cao bởi họ là những người "cầm cân nảy mực", là "trọng tài" đưa ra phán quyết bên nào đúng bên nào sai, bị cáo có tội hay không có tội, nếu có tội thì ở mức độ nào, chế tài áp dụng như thế nào… Điều đó đòi hỏi là khi xét xử. HĐXX phải công minh mà muốn như vậy thì HĐXX phải vô tư chống lại những biểu hiện thiên lệch của những người tiến hành tố tụng là rất quan trọng. Nếu HĐXX không vô tư, khách quan có thể sự thật của vụ án sẽ không được thể hiện đầy đủ, việc áp dụng pháp luật sẽ không chính xác, ảnh hưởng tới uy tín của nhà nước, sự nghiêm minh của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Người giám định, người phiên dịch là những người tham gia tố tụng để giúp HĐXX làm sáng tỏ vụ án. Hoạt động của họ cũng phải đảm bảo khách quan, vô tư như vậy mới góp phần để bản án, quyết định của HĐXX được chính xác, đúng pháp luật.

BLTTHS quy định những người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu có căn cứ là họ có thể không vô tư khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ. Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng như bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự… có quyền đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng. Việc thay đổi thành viên của HĐXX trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án quyết định, tại phiên tòa HĐXX quyết định việc thay đổi những người tiến hành tố tụng.

Ngoài các nguyên tắc trên HĐXX cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc khác của BLTTHS như: Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, nguyên tắc bào đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, nguyên tắc xét xử công khai, nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự…

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 32 - 34)