Giai đoạn từ năm 1945 đến trƣớc năm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 34 - 36)

Ngay từ sau khi khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 33/C thiết lập các TAQS. Sắc lệnh này quy định việc xét xử của TAQS được tổ chức như sau: Hội đồng xét xử gồm có Chánh án và hai Hội thẩm. Ghế Chánh án và một ghế Hội thẩm do một ủy viên quân sự và một ủy viên chính trị đảm nhiệm (hai ủy viên này do quân đội và ủy ban nhân dân địa phương cử ra); Ghế Hội thẩm thứ nhì thuộc về Thẩm quyền chuyên môn của Tư pháp (do Chưởng lý Tòa thượng thẩm cử ra) [7, tr. 9].

Tiếp đó ngày 24/1/1946 Chủ tịch nước ký sắc lệnh số 13/ SL về tổ chức và các ngạch Thẩm phán. Theo sắc lệnh này ở Tòa án ngoài Thẩm phán còn có các phụ thẩm tham gia xét xử. Phụ thẩm tham gia xét xử ở Tòa án đệ nhị cấp. Khi xét xử các việc tiểu hình ngoài Chánh án còn có 2 phụ thẩm, phụ thẩm không có quyền xem hồ sơ nhưng có quyền yêu cầu Chánh án hỏi thêm các bị cáo và cho biết các giấy tờ có trong hồ sơ, Chánh án phải hỏi ý kiến các Phụ thẩm về tội trạng các phạm nhân và hình phạt, sau đó tự Chánh án quyết định. Khi xét xử các việc đại hình tại Tòa án đệ nhị cấp HĐXX gồm có Chánh án, hai Thẩm phán chuyên môn và hai Phụ thẩm nhân dân. HĐXX xét xử có 5 người các Phụ thẩm ngang quyền với các Thẩm phán chuyên môn khi quyết định các vấn đề về tội trạng, hình phạt, tăng tội, giảm tội. Việc nghị án của phiên tòa được thực hiện theo nguyên tắc đa số. Điều 65 Hiến pháp năm 1946 quy định "Trong việc xét xử phải có Phụ thẩm nhân dân tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với Thẩm phán nếu là việc đại hình" [7, tr. 10].

Ngày 22/5/1950 Chủ tịch nước ký sắc lệnh số 85/SL về Cải cách bộ

máy tư pháp và luật tố tụng theo đó mở rộng dân chủ hơn trong bộ máy tư

Tòa án phúc thẩm. Phụ thẩm đổi thành Hội thẩm. Khi xét xử các vụ án hình sự ở Tòa án cấp tỉnh gồm có 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm. Hội thẩm có quyền xem hồ sơ và có quyền ngang Thẩm phán khi xét xử cả việc tiểu hình và đại hình.

Hiến pháp năm 1959 được ban hành ghi nhận các nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xét xử của Tòa án như:Khi xét xử Tòa án (gồm Thẩm phán và Hội thẩm) độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 100); Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán (Điều 99).

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 chính thức quy định nguyên tắc "Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số" vào trong luật. Luật cũng quy định khi xét xử sơ thẩm hình sự Tòa án nhân dân gồm có 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm. Vụ án nhỏ không quan trọng thì chỉ có 1 Thẩm phán xét xử, không có Hội thẩm tham gia. Ngày 29/12/1961 TANDTC ban hành Thông tư số 2421-TC hướng dẫn nguyên tắc chung là khi xét xử sơ thẩm hình sự phải có Hội thẩm tham gia, trong trường hợp đặc biệt không có Hội thẩm phải do Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án cấp huyện quyết định. Tại phiên tòa Hội thẩm có quyền hỏi hoặc đề nghị Thẩm phán hỏi thêm. Khi nghị án Thẩm phán cùng Hội thẩm ngang quyền và làm việc trên nguyên tắc quyết định theo đa số. Tại Thông tư số 16- TATC ngày 29/7/1974 của TANDTC quy định cụ thể về quyền của HĐXX nêu rõ: HĐXX có nhiệm vụ quyết định mọi vấn đề về nội dung cũng như về thủ tục tố tụng trong phiên tòa. HĐXX quyết định theo đa số, trên nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm ngang quyền nhau. Ở phần xét hỏi Thẩm phán hỏi trước các Hội thẩm hỏi bổ sung. Ở phần nghị án, ngoài Thẩm phán và Hội thẩm không ai được vào phòng nghị án. HĐXX quyết định theo đa số. Bản án và quyết định của Tòa án phải được Thẩm phán và các Hội thẩm ký vào [7, tr. 21].

Sau khi giải phóng miền Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 01/Sl/76 ngày 15/3/1976 quy định về tổ chức Tòa án nhân dân. Sắc luật này quy định khi xét xử sơ

thẩm đồng thời là chung thẩm HĐXX gồm có 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm, khi xét xử Hội thẩm ngang quyền Thẩm phán và quyết định theo đa số. Sau khi nước ta tiến hành tổng tuyển cử năm 1976 đất nước được thống nhất hệ thống Tòa án cũng được tổ chức thống nhất lại.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 34 - 36)