Cây nêu biểu trưng cho đoàn kết cộng đồng Đặc điểm nổi bật của LHGT là mọi người tham dự đều vui vẻ, cởi mở, hồn hậu, không to tiếng, nặng lời hay

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 105 - 106)

là mọi người tham dự đều vui vẻ, cởi mở, hồn hậu, không to tiếng, nặng lời hay đánh, cãi, chửi nhau và họ hát rằng sẽ cùng nhau làm điều tốt. Trong cái đông đúc, hỗn độn của ngày hội vẫn cảm nhận và quan sát được một trật tự của sự tôn trọng nhau rất khác biệt so với lễ hội ở các nơi khác của dân tộc khác. Điều đó được phản chiếu trong Gầu plềnh. LHGT cùng cây nêu linh thiêng đã tạo cảm hứng cho các nghệ sỹ dân gian sáng tạo ra những câu ca đẹp: - Nghe biết các cụ trồng cây nêu bên núi/ Đoàn trai gái được vui hát mở lòng [133, tr. 96]. - Người Mèo trồng cây nêu trên đèo/ Làm nơi cho đoàn trai gái trẻ trung về đậu [132, tr. 120]. - Trên cột nêu treo ba sải nhiễu đỏ/ Bạn bè mọi người đều ca hát vui vẻ [132, tr. 96]. - Nàng hỡi, sao nàng không hát/ Mai kia các cụ hạ cây nêu trên đồi [132, tr. 123]. Thuận hòa, vui vẻ là cái gốc của tình đoàn kết dân tộc. Theo chúng tôi, tinh thần đoàn kết ấy nằm trong truyền thống dân tộc, biểu hiện tập trung nhất ở việc dựng nêu mở hội, nó thể hiện rõ sự tương tác của các cá nhân trong tập thể dù là một nhóm chặt cây, khiêng cây, một nhóm múa hát hay cả cộng đồng đông đúc trong LHGT.

Việc trồng số lượng cây nêu khác nhau ở mỗi năm, mỗi vùng lễ hội và tồn tại một số quan niệm khác nhau (xem thêm 2.1.1). Có ý kiến giải thích: sở dĩ trồng ba cây

là do làm gộp 3 năm một lần [123, tr. 88]. Giả thuyết khác là trồng số cây nêu khác nhau do phong tục từng vùng khác nhau. Người dân xã Pha Long cho biết trồng hai cây thì cây to là cây cái, cây nhỏ là cây đực tượng trưng cho âm dương hoà hợp; nhưng cũng có ý kiến khác: cây to tượng trưng cho bố mẹ, ông bà, cây nhỏ tượng trưng cho con cái, dâu rể của chủ hội; hai cây nêu buộc chéo vào nhau tượng trưng cho sự cố kết, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng. Tuy rằng các ý kiến khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ: cây nêu trong LHGT trở thành biểu tượng cho sự đoàn kết công đồng bởi con người tập trung quanh gốc nêu với tình yêu thương, lòng bác ái, khát vọng vươn lên... đó là bản sắc văn hoá rất riêng của dân tộc Hmông.

Giải mã biểu tượng cây nêu trong Gầu plềnh và LHGT một mặt giúp ta hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống kinh tế xã hội; mặt khác, khám phá chiều sâu tư tưởng, tình cảm, tâm hồn con người kết tinh trong đó; hơn nữa, nhận thức được quá trình chuyển hóa từ cây tre trong tự nhiên đi vào đời sống hàng ngày và khi phản ánh vào văn học dân gian đã tạo nên những giá trị nghệ thuật độc đáo. Biểu tương cây nêu là biểu tượng ngôn ngữ mang tính đa dạng, đa nghĩa, nhiều tầng bậc, đa hình thức biểu hiện tạo nên những câu Gầu plềnh độc đáo, lung linh sắc màu nghệ thuật.

3.4.2. Giải mã biểu tượng dải vải lanh

Dải vải lanh treo trên cây nêu, đặc biệt chỉ được treo ban ngày từ mặt trời mọc đến mặt trời lặn, tối hạ xuống; sau khi hạ xuống, mọi người về nhà không tập trung ở LHGT nữa. Đây là biểu tượng quan trọng của đồng bào Hmông được thể hiện trong LHGT với một số ý nghĩa cơ bản là:

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w