Vấn đề nghệ nhân dân gian Hmông

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 123 - 124)

- Mặt trời, mặt trăng biểu trưng mối quan hệ trai gái Trong Gầu plềnh, hình tượng mặt trời, mặt trăng xuất hiện với tần xuất cao (mặt trời 45 lần, mặt trăng

4.1.Vấn đề nghệ nhân dân gian Hmông

Chúng tôi nói về nghệ nhân dân gian trước khi bàn sự biến đổi Gầu plềnh, LHGT, vì nghệ nhân dân gian là những người quan trọng trong việc giữ ngọn lửa truyền thống, và làm biến đổi truyền thống phù hợp với mọi thời đại. “Nghệ nhân dân gian là những người ưu tú nổi trội trong làng, xã, trong phường hội, trong từng lĩnh vực của văn hóa dân gian” [49, tr.122]). Nghệ nhân dân gian chúng tôi nói ở đây không chỉ là người được Nhà nước phong tặng danh hiệu mà cả những người tham gia diễn xướng Gầu plềnh, LHGT, có tính chất nổi trội hơn, hoặc không trực tiếp diễn xướng nhưng thuộc nhiều Gầu plềnh, có trình độ, hiểu biết dân ca, phong tục, tập quán dân tộc; vì vậy, chúng tôi hợp tác với họ để trao đổi, tìm hiểu sâu hơn những vấn đề đề tài đặt ra. Họ gồm 3 nhóm:

- Nhóm thứ nhất: những người có kinh nghiệm làm chủ tế, diễn xướng nghi lễ LHGT gồm 6 người ở 3 vùng LHGT thuộc các huyện Mường Khương, Sa Pa, Si Ma Cai (PL4.1, tr. 275). Hiện nay những người chủ tế này có vai trò quyết định toàn bộ quá trình tổ chức LHGT: quan hệ, giao thiệp với chính quyền, chọn ngày, trồng cây nêu, cúng tế, cắt cử người quản lý, thiết kế chương trình, chịu trách nhiệm các nghi lễ truyền thống.

- Nhóm thứ hai gồm 12 người hát Gầu plềnh tại một số LHGT (PL4.2, tr. 275). Người hát Gầu plềnh trong các LHGT đông hơn nhiều, tuy nhiên, chúng tôi chọn 11 người đại diện các lứa tuổi: trên 50: 3 người; trên 40: 3 người; trên 30: 2 người; trên 20: 1 người, trên 18: 2 người. Trong đó, có người đã được phong nghệ nhân, có người mồ côi, có người đã có vợ, chồng, có người là ca sỹ chuyên nghiệp, có người là thanh niên trẻ đã lấy vợ, lấy chồng qua các cuộc hát LHGT. Những nghệ nhân trên đã hát, cùng chúng tôi ghi âm, sưu tầm bài hát, phiên âm tiếng Hmông, phiên dịch tiếng Việt (95 bài trong phần phụ lục).

- Nhóm thứ ba, 6 người am hiểu nhiều mặt đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, LHGT, dân ca, Gầu plềnh; gồm 2 người trong nhóm thứ hai là các ông Lù Seo Sềnh, Giàng Seo Gà và 4 người khác: (PL4.3, tr. 276). Đây là những trí thức,

thành thạo tiếng nói, chữ viết tiếng Hmông, tiếng Việt, có khả năng hát Gầu plềnh, thẩm định, biên dịch chính xác, đúng tập quán Hmông, đảm bảo 95 bài Gầu plềnh mới sưu tầm đáng tin cậy.

Cùng với nhiều nghệ nhân vô danh khác, những người trong 3 nhóm trên đã và đang tích cực góp phần lưu giữ truyền thống Gầu plềnh, LHGT đồng thời, họ là nhân tố góp phần cải biến, biến đổi Gầu plềnh, LHGT.

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 123 - 124)