Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 85 - 86)

“Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật”[128, tr. 88]. “Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó.

Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng. Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự... Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật” [44, tr. 160]. Nghiên cứu không gian nghệ thuật trong dân ca, tác giả Phạm Thu Yến, cho rằng đó là “một hiện tượng ước lệ mang ý nghĩa cảm xúc tâm tưởng” [186, tr. 146]. Không gian nghệ thuật vừa là đại lượng chỉ địa điểm, vừa gắn với điểm nhìn, trường nhìn, môi trường hoạt động; không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, nhiều khi mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật và mang tính chủ quan. Nó vừa là không gian vật lý (không gian thực, có tính cụ thể) vừa là không gian tâm lý (không gian ảo). “Sự phân biệt không gian vật lý và không gian tâm lý trong thơ ca trữ tình dân gian xét cho cùng chỉ mang tính tương đối vì không gian vật lý khi đi vào thơ ca đã qua sự chọn lọc của tâm trạng"[186, tr. 146]. Từ cơ sở khái niệm trên, tìm hiểu không gian nghệ thuật Gầu plềnh - một tiểu loại dân ca Hmông - chúng tôi khảo sát trên 2 phương diện không gian vật lý và không gian tâm lý.

1) Không gian vật lý là không gian cụ thể gắn với những cảnh vật nơi những nhân vật sinh sống, gặp gỡ, hẹn hò... Gầu plềnh được người Hmông hát (diễn

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w