về âm dương hòa hợp và sinh phì. Thần thoại Hmông kể rằng: Ngày xưa, bỗng đâu mọc về chín mặt trời, tám mặt trăng, cỏ cây muôn loài đều bị thiêu đốt. Đôi trai gái Giàng Dua và Giàng Dự bèn “đốn cây cổ thụ của trời" làm tên nỏ bắn mặt trời, mặt trăng: Mặt trời thò ra chín cái, bắn tất/ Mặt trăng ló ra tám cái, bắn hết/ Chỉ sót lại một đôi mặt trăng và mặt trời út [134, tr. 322]. Mặt trời và mặt trăng còn sót sợ quá trốn mất làm cho thế giới tối đen bảy năm liền. Sau, nhờ gà trống gáy gọi mặt trời, mặt trăng mới trở về; từ đó có ngày đêm, muôn loài sinh sôi nảy nở, đường trai gái yêu nhau cũng sinh ra từ đấy: Lúc ấy mới có ngày có đêm/ Gái Giàng Dua, trai Giàng Dự vội lấy quần áo mặc/ Người nào biết lớn biết nhỏ thì nói rằng/ Đó là gái Giàng Dua, trai Giàng Dự mặc quần áo [134, tr. 325]. Trong quan niệm cổ xưa của người Hmông, mặt trời, mặt trăng đã kiến tạo ra thế giới và mặt trời - mặt trăng trở thành biểu tượng của âm dương, của tình yêu gái trai. Cũng như các cư dân nông nghiệp lúa nước Nam Á, người Hmông gọi là ông trăng (Đrâu hli), bà trời (Gâux hnuz) và tính thời gian theo âm lịch. Vốn là cư dân nông nghiệp lúa nước nên họ đã sớm nhận thức được vai trò của mặt trời, mặt trăng đối với việc trồng trọt nói riêng và đối với cuộng sống con người nói chung. Mặt trời, mặt trăng đã được hình tượng hoá trong văn học dân gian thành “đôi tình nhân út” chiếu sáng cho trần gian sinh sôi nảy nở. Thực ra đây chính là biểu hiện cụ thể của tín ngưỡng phồn thực: Mặt trời đứng dậy trêu ghẹo mặt trăng/ Đường trai gái mới sinh ra loang xa chín chín khe núi cùng thung lũng [132, tr.126].