- Mặt trời, mặt trăng biểu trưng mối quan hệ trai gái Trong Gầu plềnh, hình tượng mặt trời, mặt trăng xuất hiện với tần xuất cao (mặt trời 45 lần, mặt trăng
4.2.3. Biến đổi về mục đích, cấu trúc, nội dung hoạt động
- Mục đích: khởi đầu LHGT chỉ có mục đích cầu con cái, sau phát triển thêm mục đích cầu vợ chồng, người an vật thịnh và trên con đường thiên di của người Hmông đến Lào Cai, LHGT bổ sung mục đích tập hợp, cố kết, đoàn kết cộng đồng ôn lại truyền thống chống giặc, bảo vệ đất nước. Như vậy, LHGT đã được bổ sung “đặc tính địa phương khi chúng di chuyển từ địa phương này sang địa phương
khác” (Carl Wilhelm von Sydow, [147, tr. 437]).
- Cấu trúc: sự thay đổi thời gian, không gian, thành phần dẫn đến biến đổi cấu trúc LHGT truyền thống. Lễ hội được cấu tạo chủ yếu bởi các sự kiện; do đó, so sánh các sự kiện của LHGT các vùng sẽ thấy sự biến đổi cấu trúc LHGT ngày nay. Cấu trúc đầy đủ một LHGT truyền thống gồm 7 sự kiện (Chương 2) nên nhìn bảng so sánh các sự kiện LHGT tại PL4.4, tr. 277 sẽ nhận ra sự biến đổi. Một số nhân tố mới nảy sinh trong cấu trúc sự kiện LHGT như sự can thiệp (duyệt kế hoạch), khai mạc, tổ chức, chỉ đạo, quản lý của chính quyền địa phương làm thay đổi tính chất tổ chức LHGT mà vốn trước đây do chủ làng, chủ tế, chủ hội đứng ra tổ chức cùng bà con. Một số nhân tố bị thay đổi, biến dạng như: hát Gầu plềnh ở một vài LHGT, bài Xiển Dì Pàng trước cúng bằng tiếng Hán, nay, sau khi ông Ly Chẩn Tờ (Pha Long) mất, người khác cúng bằng tiếng Hmông, nội dung cúng đơn giản hơn (theo Lù Seo Sềnh - Pha Long).
- Về nội dung hoạt động: Các hoạt động trong LHGT ngày càng diễn ra phong phú, đa dạng hơn, bổ sung nhiều nhân tố mới: nhiều hoạt động mới phát sinh như khai mạc, tổ chức, chỉ đạo của chính quyền; ca hát hiện đại; phát các băng, đĩa nhạc dân ca tần suất âm thanh lớn; nhiều trò chơi mới du nhập từ các dân tộc khác; hoạt động buôn bán, phục vụ của nhiều thành phần dân tộc. Các hoạt động bị giảm đi là: việc cúng bái khai hội đơn giản hơn (Pha Long, Tả Giàng Phình); không còn nồi tháng cố để mời dân làng ăn bữa cơm cộng cảm mà mọi người ăn ở hàng quán dịch vụ; hát đối đáp của thanh niên ít hơn (Tả Giàng Phình, San Sả Hồ - Sa Pa hầu như không còn), hát ống không còn; một số trò chơi truyền thống như ném pa pao, đánh quay, đẩy gậy có nơi không còn.