Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 127 - 129)

- Mặt trời, mặt trăng biểu trưng mối quan hệ trai gái Trong Gầu plềnh, hình tượng mặt trời, mặt trăng xuất hiện với tần xuất cao (mặt trời 45 lần, mặt trăng

4.2.4.Đánh giá chung

Nhân tố ổn định trong LHGT là căn cốt của lễ hội:

- Khánh tiết LHGT nhất định phải trồng cây nêu, treo dải vải lanh, các nhạc cụ, vàng hương, lựa chọn đất tổ chức lễ hội.

- Về mục đích: LHGT ở Lào Cai được bổ sung thêm theo thời gian nhưng nhân tố ổn định nhất là cầu con, cầu sức khỏe.

- Về cấu trúc và hoạt động: Người ta phải trồng cây tre (hoặc mai) to trước, cây tre (hoặc mai) nhỏ sau; trồng xong cây nhỏ là cúng khai hội; hết lễ hội, làm lễ hạ nêu; nghi lễ cúng khai hội, kết thúc do chủ tế, chủ hội thực hiện; bài hát nghi lễ (tập thể) mở đầu là bài nói về người Hán cúng bia đá, người Hmông cúng cây nêu; nghi thức đi vòng quanh cây nêu của từng đoàn người (phụ nữ địu con) che ô hoặc cành cây thực hiện nhiều lần trong ngày và hát tập thể gắn với thần thoại; các sinh hoạt múa khèn, hát dân ca; rất đông người đến hội, diện quần áo mới, vui vẻ, phấn khởi; riêng LHGT Pha Long, nhiều người hát đối Gầu plềnh hơn.

Đánh giá sự biến đổi LHGT cần tránh hai khuynh hướng: cực đoan, đơn giản cho rằng LHGT ngày nay không khác gì ngày xưa, không có thay đổi; hoặc phức

tạp hóa vấn đề, cho rằng LHGT với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ đặc trưng đã bị mai một quá nhiều, sẽ biến mất mà phải có cái nhìn biện chứng khách quan, khoa học. Folklore, đặc biệt diễn xướng folklore sở dĩ biến đổi, thích nghi và tồn tại là vì có những nguyên lý khách quan nằm trong bản thân nó. Các nhà nghiên cứu folklore như Georges (1969), Albert Lord (The singer of Tales - 1960), Elinor Keenan (1973), Darnell (1974), Raymond Firth (1961), đặc biệt, Richard Bauman đã tổng kết bản chất sâu xa của hiện tượng này là do những đặc trưng nổi bật của diễn xướng văn hóa và “cấu trúc nổi trội của bản thân sự kiện diễn xướng”, nhất là, trong điều kiện thay đổi vì những người tham gia sẽ thích ứng các khuôn mẫu diễn xướng đã thiết lập vào các tình huống mới; tạo thành “cấu trúc xã hội” liên quan

đến tương tác xã hội mang đặc trưng của các hình mẫu lý tưởng quan hệ nhóm, và các thiết chế theo thông lệ; điều đó khác với “tổ chức xã hội” là việc “huy động có hệ thống các quan hệ xã hội thông qua lựa chọn và quyết định”. Sự diễn xướng, do bản chất của nó, nhất là đặc tính nổi trội có thể tác động tạo nên cấu trúc xã hội mới ngay trong bản thân sự diễn xướng đó, tức trong sự kiện mà nó đang diễn ra như các hoạt động diễn xướng không thể thiếu trong các LHGT chẳng hạn. Chính “cấu trúc xã hội có thể làm thay đổi và tạo ra cấu trúc xã hội mới có thể tồn tại cùng với tổ chức xã hội cho dù tổ chức xã hội bị thay đổi” [147, tr. 776 - 780].

Từ cơ lập luận này, đối chiếu với các nhân tố biến đổi (cả tăng, giảm) và các nhân tố ổn định nêu trên, ta thấy các nhân tố ổn định là cơ bản; đó là hồn, cốt, biểu tượng văn hóa mang bản chất “cấu trúc xã hội” của cộng đồng Hmông tạo nên sức hút mạnh mẽ mọi thành viên cho dù “tổ chức xã hội” ngày nay thay đổi. Thậm chí một số nhân tố ổn định đã và đang dần thích ứng với môi trường mới, hình thành một “cấu trúc xã hội” mới trong tổ chức các hoạt động LHGT như việc hát bài về người Hán, người Hmông ở LHGT Pha Long, việc bỏ bài cúng tiếng Hán để cúng bằng tiếng Hmông...

Sự biến đổi LHGT, Gầu plềnh nằm trong một quy luật chung, đó là hệ quả tất yếu của quá trình thiên di, phát triển, đặc biệt trong xu hướng công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế, hiện nay. Sự biến đổi này biểu hiện ở các mặt sau:

Một là biến đổi nội tại “cấu trúc xã hội” Hmông. Nhiều cứ liệu lịch sử, dân

tộc học chứng minh trong lịch sử đấu tranh sinh tồn, người Hmông đã lựa chọn những đỉnh núi cao nhất chưa có dân tộc nào ở để sinh sống. Họ lập thành từng làng riêng, sống biệt lập, khép kín, giữ gìn văn hóa truyền thống, cố gắng tránh hòa trộn; đáng lưu ý nhất là sự đối đầu kịch liệt với người Hán do bị nhà Hán xâm lược, xua đuổi. Chính sự cố thủ trên đã tạo ra biến đổi trong nội tại “cấu trúc xã hội” Hmông, ở chỗ, do nhu cầu thiết lập giá trị văn hóa mới khác biệt, tránh xa sự ảnh hưởng văn hóa Hán, cùng với nhiều lựa chọn khác, họ đã lựa chọn LHGT là biểu tượng và phát triển lên. Điều này giải thích sự biến đổi phát triển mục đích LHGT theo sơ đồ: cầu

con -> cầu vợ, chồng -> cầu sức khỏe -> cầu làm ăn -> đoàn kết cộng đồng (xem thêm PL2.1: truyền thuyết về LHGT), đồng thời, từ biến đổi mục đích dẫn đến biến đổi cấu trúc, nội dung hoạt động LHGT theo chiều hướng giữ lại những nét văn hóa “trội” (đã nêu trên) và tạo nên cấu trúc xã hội mới ngay trong bản thân nó mặc dù sau này tổ chức xã hội có nhiều biến đổi như có nơi chính quyền quyết định chỉ cho tổ chức 01 ngày (Sa Pa) hay chính quyền đứng ra tổ chức khai mạc, quản lý (Mường Khương)... Yếu tố văn hóa “trội” đã trả lời các câu hỏi: tại sao khi Nhà nước cấm tổ chức LHGT thì đồng bào tổ chức “chui” hoặc sang TQ dự LHGT; tại sao họ thích hát, nghe hát Gầu plềnh và vẫn duy trì tục kéo vợ trong ngày hội cho dù pháp luật hiện nay nhiều thay đổi so với tập tục của họ; tại sao sang Việt Nam, đồng bào lại bổ sung ý nghĩa chống lại nhà Hán một cách quyết liệt hơn. Phải chăng đến Việt Nam, họ có chỗ dựa là một quốc gia khác, quốc gia có lịch sử đấu tranh bền bỉ với phương Bắc nên họ vững tin hơn trong việc chống lại nhà Hán.

Hai là biến đổi và dần thích nghi với điều kiện môi trường mới, chủ yếu là tổ

chức xã hội mới. Điểm chung của môi trường mới ở Việt Nam là tổ chức xã hội mới ngày một tiến bộ hơn: ở các xã đều có cấp ủy Đảng, chính quyền; nhiều làng có chi bộ đảng, các tổ chức đoàn thể lãnh đạo; các thiết chế XHCN ngày càng được củng cố chặt chẽ hơn; việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật, đoàn kết các dân tộc được đẩy mạnh; đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ngày được nâng cao; nhiều người Hmông có thu nhập cao hơn do phương thức canh tác mới, chuyển đổi nghề nghiệp (làm cán bộ, công nhân, kinh doanh, buôn bán...). Điểm riêng: mỗi vùng lễ hội của người Hmông ở Lào Cai có điều kiện phát triển khác nhau. Chẳng hạn, huyện Mường Khương biên giới với TQ, người Hmông hai bên có sự giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau, buôn bán thông thương hai bên phát triển; người Hmông huyện Sa Pa ảnh hưởng phát triển du lịch, giao lưu với nhiều thành phần dân tộc khác, nhất là người nước ngoài; người Hmông Si Ma Cai thuần túy nông nghiệp, giao lưu với bên ngoài ít hơn. Đồng thời do ảnh hưởng dòng họ và các ngành Hmông cư trú ở mỗi vùng khác nhau nên sự biến đổi cũng khác nhau. Tổ chức xã hội mới như trên là cơ sở tạo ra sự biến đổi và dần thích nghi của LHGT ở ba vùng lễ hội của người Hmông tỉnh Lào Cai. PL4.5, tr. 278 là bảng so sánh một số nội dung biến đổi trong tổ chức LHGT của các vùng (qua LHGT các xã Pha Long, Tả Giàng Phình, Cán Cấu (Lào Cai), Lao Kha (Hà Khẩu, Vân Nam, TQ); cho thấy sự chấp nhận thích ứng, biến đổi phù hợp môi trường mới ở mỗi địa phương tổ chức LHGT khác nhau, đồng thời cho thấy yếu tố nào là căn bản, cốt lõi sẽ tồn tại. Nhìn tổng thể, nổi lên ba vấn đề:

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 127 - 129)