Đại từ nhân xưng

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 110 - 119)

- Mặt trời, mặt trăng biểu trưng mối quan hệ trai gái Trong Gầu plềnh, hình tượng mặt trời, mặt trăng xuất hiện với tần xuất cao (mặt trời 45 lần, mặt trăng

3.5.1.Đại từ nhân xưng

Một trong những đặc điểm nổi bật của Gầu plềnh là diễn xướng bằng lối đối đáp, tính chất trò chuyện của các bài ca rất rõ, vì vậy, đại từ nhân xưng được dùng phổ biến ở hầu hết các bài ca (224/250 bài, gồm cả TLĐD). Kết quả khảo sát Gầu plềnh cho thấy có hai dạng đại từ nhân xưng được sử dụng: 1) Những đại từ vốn sử dụng giao tiếp hàng ngày được dùng trong Gầu plềnh (tạm gọi là đại từ giao tiếp). 2) Những đại từ rất ít dùng trong giao tiếp mà chỉ dùng trong văn học (tạm gọi là đại từ văn học), (PL3.5, tr. 274).

Đại từ giao tiếp gồm đại từ ngôi thứ nhất: Cur (cú – tôi, ta, anh, em...), đại từ ngôi thứ hai: Caox (cào – mình, em, anh, cô, mày...) và đại từ dùng chung: ưz aoz lênhx (ư ao lềnh), pêz (pê) hoặc ưz (ư): chúng ta, chúng mình, anh với em... Khi dùng trong dân ca, sắc thái biểu cảm của loại đại từ này khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung từng bài ca, tuỳ thuộc vào thái độ, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài ca ấy như thế nào. Dịch giả Doãn Thanh đã cố gắng thể hiện điều này trong các bản

dịch tiếng Việt của ông nên bản dịch khá uyển chuyển, giúp cho người đọc hiểu được nội dung trữ tình trong đó. Nếu bài ca có nội dung hờn giận, trách móc, chê bai... thì dịch là tôi - cô, tôi - anh. Nếu bài ca thể hiện các trạng thái tình cảm yêu thương nồng ấm, vui vẻ thì dịch là anh - em, em - anh... còn những bài ca thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng thì dịch là mình - ta... Điều đó giúp cho người đọc bằng văn bản tiếng Việt vẫn cảm nhận được cái hay cái đẹp, cái tinh tuý của bài dân ca. VD: Trạng thái bâng khuâng khi mới yêu: “Viv caox đangx đưz đênhr puôs lơưv

cur/ Cur luz saz zang plux phơưl lơưv puôs kangz ntux hu” (Dịch: Vì ai cợt trêu/ Lá gan ta mới lửng lơ tận tầng mây biếc [133, tr. 28]). Trạng thái tình cảm thiết tha, sâu nặng: “Cur tâu tsi tâul caox/ Caox tâu tsi tâul cur/ Ưz aoz lênhx môngl uô nênhx sênhr zênhs đruôz zinhz tiv têz” (Dịch: Ta không lấy được mình/ Mình chẳng lấy được ta/ Kiếp sau đôi ta sẽ kết bạn [133, tr.117]). Trạng thái hờn giận: “Caox nav caox txir txơưx zus/ Zus caox pôngz ntơưv bông txangx” (Dịch: Mẹ cha biết sinh, sinh ra đặt trên chiếc giường – ý nói cô giàu sang hơn tôi – chú thích của dịch giả [132, tr.106]). Sắc thái biểu cảm của các đại từ khi hát sẽ được biểu lộ qua cách nhấn giọng hoặc cách biểu hiện thái độ của người hát trước đối tượng.

Đại từ văn học: Một bộ phận Gầu plềnh sử dụng các đại từ thay thế khác như: Ngôi thứ hai: lênhx tangz (lềnh tang - chàng), lênhx gâux (lềnh gầu - nàng),

lênhx nxeik (lềnh xấy - nàng), nxeik gâux xênhz (xấy gầu sênh - nàng tiên nữ),

nxeik gâux xưz (xấy gầu xư - nàng trinh nữ, cô gái tơ). Ngôi thứ nhất: Cur lênhx tagz (cú lềnh tang - anh đây, anh yêu này, anh chàng này), Cur nxeik gâux xưz (cú xấy gầu xư - em đây, trinh nữ em đây, em yêu này), cur nxeik gâux xênhz (nàng tiên em đây). Theo ông Lù Seo Sềnh, người hát trong LHGT xã Pha Long cho biết những đại từ này chỉ dùng trong khi hát và khi kể chuyện, rất ít dùng trong giao tiếp. Chúng tôi coi đây là ngôn ngữ văn học. Những đại từ trên xuất hiện nhiều trong các đối ca nam nữ, những bài hát mang tính chất giãi bày tình cảm, có sắc thái biểu cảm rõ và mạnh trong những bài ca phô diễn tình cảm thiết tha, đằm thắm với thái độ tôn trọng, nâng niu của các chàng trai cô gái và trong không khí thanh lịch, trang nhã của cuộc hát. Việc dùng loại “đại từ chuyên biệt này” đôi khi diễn tả tình cảm thân thiết, sâu sắc với thái độ thiết tha yêu quí:

- “Nam: Cha caox nxeik gâux sênh tsi jênhx tsênhz đrâux tsês/ Jênhx tsênhz,

caox traor kangz jaox Hmôngl/ Uô caox lênhx nav lênhx txir shang shông mêr nxeik gâux xưz”. (Dịch: Nàng chẳng thật lòng thì thôi/ Thật lòng, nàng ở theo mẹ cha làm bảy năm con gái tơ chờ ta).

- “Nữ: Ntux tês nduô lênhx tangz!” (chàng ơi!) [133, tr. 60].

Hoặc dùng loại đại từ này để biểu đạt tình cảm trào dâng, gắn bó, quấn quýt: “Caox môngl uô luôv lux lênhs đhâu chuôx jaol Suôr ziv txux cêr/ Cur nxeik gâux

sênh lê môngl uô caox lênhx tangz nax iz lênhx jông sêr”. (Dịch: Chàng về đi buôn qua chín thôn người Hán/ Tìm được bạc em mới theo chàng về làm vợ) [133, tr.145].

Điểm đặc biệt là hiện tượng ghép đại từ xưng hô, tạo nên cái duyên riêng trong đối đáp giao duyên của đồng bào Hmông (và một số đồng bào thiểu số miền núi): xấy gầu xênh hoặc Cú lềnh tang: là cách tự xưng vừa biểu hiện sự tự tin (ta đây, anh trai này, gái đồng trinh em đây...) vừa thân mật, đằm thắm; Cào lềnh tang hoặc Cào xấy gầu sư (em yêu, anh yêu, chàng trai yêu, cô gái yêu, nàng tiên...): cách gọi biểu thị sự dịu dàng tôn trọng, yêu quý...Cách gọi thân mật này ta cũng bắt gặp trong dân ca Thái do Mạc Phi dịch: “Em yêu mặt cười tươi, tiếng giòn/ Mặt cười vui, tiếng êm/ Em yêu khéo gói và khéo mở/ Khéo chuyện và khéo nói” [103, tr. 36].

Trai gái đã có tình cảm hoặc yêu thương nhau thì dùng đại từ ưz aox lênhx (ư ao lềnh: đôi ta, hai ta, chúng mình) một cách thân mật rất phù hợp với việc diễn đạt một lời thề nguyền, hứa hẹn hay một sự mong đợi kết thành đôi lứa: “Ưz aoz lênhx uô chiv cêr gâux đrâus jông luôx no/ Muôx hnuz traor đrangl ntux tưs cur tâu nhaos caox”. (Dịch: Đôi ta kết duyên tốt thế này, có ngày ta với mình trở thành đôi lứa [133, tr.184]).

Do nắm chắc tình ý các bài ca, hiểu tâm lý dân tộc và cách diễn đạt rất đặc trưng của ngôn ngữ Hmông, dịch giả Doãn Thanh đã có những trang dịch Gầu plềnh ra tiếng Việt đặc sắc nhờ chuyển một cách linh hoạt các đại từ: “Mình hỡi!

mình làm gái tơ chờ ta/ Ta đi làm vài năm kiếm bạc, trở về với mình/ Bạc ta chưa kịp đầy túi, mình đã đi lấy chồng... Đêm nay mình theo ta nói lời tâm tình/ Ngại rằng, mình đã có người khác tốt hơn/ Trong bốn mươi tám thớ tim mình, người ấy

đứng sừng sững” [134, tr. 101, 104].

Cách xưng hô trong Gầu plềnh giúp ta hiểu thêm một tính cách Hmông thẳng thắn, mộc mạc nhưng cũng thật mềm mại, uyển chuyển, trang nhã và tinh tế. Sử dụng đại từ nhân xưng diễn tả hữu hiệu những cung bậc tình cảm sơ, thân, mặn, nồng... góp phần tạo nên chất trữ tình đằm thắm, chất thơ bay bổng ngay trong cái dân dã, giản dị của lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Cách xưng hô trong Gầu plềnh in rõ dấu ấn địa phương, dân tộc; đó chính là những lối gọi thân mật, quen thuộc của đồng bào Hmông nơi miền rừng núi.

3.5.2. Tính ngữ

Giống như thơ ca trữ tình dân gian các dân tộc khác, Gầu plềnh sử dụng nhiều tính ngữ nhằm thể hiện thế giới tâm hồn con người phong phú, phức tạp, vô hình, vô hạn... Tính ngữ góp phần bộc lộ tâm trạng nhân vật trữ tình, biểu lộ tư tưởng thẩm thẩm mỹ và có giá trị biểu cảm rất lớn trong bài ca giao duyên với vai trò trung tâm. Khảo sát 175 bài Gầu plềnh đã xuất bản, chúng tôi thấy xuất hiện 3

nhóm tính ngữ chính: nhóm tính từ chỉ màu sắc (xuất hiện 1953 lần), nhóm tính ngữ chỉ các thuộc tính không gian (xuất hiện 1557 lần), nhóm tính ngữ giải thích (xuất hiện 913 lần), (PL3.5, tr. 274).

Nhóm tính từ chỉ màu sắc có vai trò nổi bật qua kết quả khảo sát Gầu plềnh. Nhóm tính từ này thường cụ thể hoá những đặc điểm nào đó của con người, sự vật và thiên nhiên... Trong Gầu plềnh, cấu tạo dạng tính từ phổ biến nhất. Nếu dân ca Việt sử dụng tính ngữ kép nhằm nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của người, vật: Hỡi cô

yếm thắm loà loà/ Lại đây đập đất trồng cà với anh thì Gầu plềnh là dạng thức tính từ đơn như: đoá hoa vàng, đoá hoa bạc, khóm ngải xanh, tầng mây biếc, mái tóc

xanh mềm...: - “Ta không dám theo mình ca/ Vì thấy mặt mình như đoá hoa vàng nở bên núi” [133, tr. 171], -“Nhìn cô thật đẹp xinh/ Tựa bông hồng nở trên rừng xanh”, -“Mặt trời chiếu mặt trăng/ Mặt trăng sáng rực soi khắp ngả lối” [134, tr. 112]. Điểm đáng lưu ý là những tính từ này mặc dù có thể miêu tả màu sắc thực của cảnh vật, con người nhưng đều thông qua trường nhìn tâm trạng của nhân vật trữ tình. Gầu plềnh ưu thế thiên về các màu sắc tươi sáng: xanh, đỏ, trắng, vàng... có lẽ phần lớn Gầu plềnh là những bài ca ngợi con người, ca ngợi cuộc sống, tình yêu và lao động; tâm trạng nhân vật trữ tình đa dạng nhưng phần nhiều vẫn là tâm trạng người đang yêu đầy náo nức (thống kê 92 bài trong Dân ca Hmông, 1984 có 57/92 = 61,9% loại bài này): - “Lời hát biết hết không biết kết thúc/ Như khóm ngải tàn tiếp khóm ngải xanh” [132, tr. 163], -“Vì anh đem lòng yêu em/ Phổi gan em mới bay tít tận tầng mây xanh// “Vì ai cợt trêu/ Buồng gan ta như lơ lửng tận tầng mây xanh” [133, tr. 28]. Vì vậy, thiên nhiên tươi tắn, sáng sủa luôn hiện lên trong tâm trạng người đang yêu: mặt trời rọi sáng, tầng mây biếc, ngọn núi bạc...là điều dễ hiểu. Gầu plềnh ít câu thơ tả vẻ đẹp người con trai, trái lại, rất nhiều câu thơ tả vẻ đẹp cô gái. Điều này dễ hiểu bởi phụ nữ là người đẹp nhưng quan sát vẻ bề ngoài, nhất là trang phục người Hmông có điểm đặc biệt là đàn ông Hmông đơn giản nhưng phụ nữ hết sức cầu kỳ trong trang phục, làm đẹp; từ váy áo, đến đầu tóc, vòng, nhẫn...luôn luôn rực rỡ. Phải chăng điều đó đã tác động đến cảm quan nghệ thuật của các nghệ nhân dân gian? Trong Gầu plềnh, những màu sắc tả các cô gái chân thực nhưng gợi cảm, sắc mầu mạnh bởi đã thông qua lăng kính tâm trạng của các chàng trai: - “Hình dáng em xúng xính trong váy áorung rinh/ Thướt tha như con ốc bò ven suối” [134, tr. 91] – “Ta về tới quê mình thấy mình xinh đẹp/ Ngón tay ngón chân mình mềm trắng nõn như lông chim câu” [132, tr. 165], -“Ta thấy em mặt trắng nõn hiện ra/ Đẹp tươi như cánh hoa lả lướt bên núi” [132, tr. 171]. Điểm đặc biệt ở Gầu plềnh là do bài ca thường kết cấu trùng điệp nên tính từ được dùng lặp lại và có sự thay đổi ít nhiều nhưng vẫn cùng một trường nghĩa: mây biếc - mây xanh, trắng nõn - trắng muốt, mềm trắng - trắng mềm, xanh mềm - xanh mượt, phổi gan lơ lửng - gan phổi lửng lơ...vừa tạo sự nhịp

nhàng cân đối cho câu thơ, vừa làm phong phú thêm gam màu, đồng thời phản ánh khiếu thẩm mỹ, óc quan sát sự vật tỷ mỉ, ưa nhìn sự vật từ nhiều góc độ của người Hmông: “Cur luz saz zang plux plơul ntơưv puôs kangz ntux hu/ Cur luz saz plux plơul lơưv kangz ntux njuôz” (Lá gan ta bay lửng lơ tận tầng mây biếc, buồng gan ta bay lơ lửng tận tầng mây xanh [133, tr. 28])..

Nhóm tính ngữ giải thích được sử dụng phổ biến trong Gầu plềnh. Nhóm tính ngữ này nhằm giải thích hoặc nhấn mạnh một đặc điểm, đặc trưng nào đấy của đối tượng: -“Chàng hỡi! Nhà chồng em người ta cứng thật cứng/ Cứng như sơi dây nỏ bật mũi tên tre/ Nhà chồng em người ta chắc thật chắc/ Chắc như sợi dây khiếu sỏ mũi trâu mộng”[133, tr. 26]; -“Con tằm trỗi ăn lá, thân lá rụng tơi bời/ Lá thôi

không xanh nữa.../ Ngại rằng mình có người khác tốt hơn” [132, tr. 72]. Bên cạnh sự giải thích do đặc điểm bài Gầu plềnh thường kết cấu dài có tính chất kể lể, phô diễn, tính ngữ (qua các VD) còn cho thấy thái độ, tình cảm, cách đánh giá của nhân vật trữ tình về đối tượng. Rõ ràng, với cô gái, việc miêu tả nhà chồng chắc thật chắc, cứng thật cứng đã chất chứa thái độ chống đối nhưng tâm trạng bất lực; chàng trai cảm thấy lá thôi không xanh nữa là tâm trạng lo sợ tình duyên tan vỡ vì nghi ngờ nàng có người khác tốt hơn. Trong Gầu plềnh, nhiều tính ngữ có giá trị như một ẩn dụ. Các VD nêu trên đã cho ta thấy rõ điều đó.

Nhóm tính ngữ chỉ các thuộc tính không gian như chiều cao, chiều rộng, chiều sâu, chiều dài... trong Gầu plềnh góp phần thể hiện những tâm trạng phong phú của nhân vật trữ tình, đặc biệt là không gian vùng cao, miền núi đá, nơi nhân vật trữ tình sống, yêu thương, hò hẹn. Đó là những cảm nhận đa dạng về sự khó khăn cách trở, cảm nhận về sự nhớ thương dằng dặc, về tình yêu lớn lao, bền vững...: “Câu hát sắp hết, câu hát lại chưa hết/ Hết như hang sâu đá bạc đưa tới hang thẳm đá sáng/ Em thương nhớ ta hàng năm/ Ta thương nhớ em hàng tháng” [132, tr. 179]. Đó là tâm trạng dằn vặt bởi lòng yêu mà gia cảnh nghèo khó: “Cơm ăn nhà ta như trâu gặm cỏ già mọc trên núi đá/ Tiền bạc nhà ta còn ở tít con đường xa” [133, tr. 61]. Đó là tâm trạng rối bời, đau khổ của cô gái bị ép duyên tâm sự với người yêu cũ: Cha mẹ gả em đi tít thôn người Hán/ Em đi cách núi, cách sông/ Sao chàng bảo em đi con đường sung sướng [133, tr. 64]. Tính ngữ chỉ thuộc tính không gian trong Gầu plềnh rất đa dạng, còn nhiều khía cạnh có thể khai thác, tìm hiểu; tuy nhiên, qua các ví dụ trên, ta thấy điểm nổi bật là thuộc tính không gian trong Gầu plềnh được miêu tả với các tính ngữ có chiều kích cực đại: hang sâu, hang thẳm, tít con đường xa, tít xã người Nùng, cách núi cách sông..., sự việc được đẩy đến cực độ.

Tính ngữ chỉ thuộc tính không gian, cùng với tính ngữ chỉ màu sắc và tính ngữ giải thích được sử dụng với sắc thái biểu cảm mạnh giúp ta hiểu rõ hơn tính cách, tâm hồn Hmông dữ dội mà đằm thắm, bộc trực mà mềm mại, khảng khái mà ưu sầu...

3.5.3. So sánh

So sánh là biện pháp nghệ thuật tu từ phổ biến trong Gầu plềnh. Theo tác giả Đinh Trọng Lạc: ‘‘so sánh” tu từ là cách đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại có cùng một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng” [65, tr. 64]. Ở mục 3.4.2 đã trình bày thủ pháp đối ngẫu cũng là một kiểu so sánh chìm. Phần này khảo sát kiểu cấu trúc so sánh trực tiếp (so sánh nổi) có sử dụng các liên từ: như, như là, tựa như, giống như, khác nào...Khảo sát 175 bài Gầu plềnh đã xuất bản, chúng tôi thấy mật độ sử dụng so sánh khá dày đặc: 283 lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các mô típ so sánh phổ biến là: (1) Các hình ảnh so sánh ước lệ như: mặt trời, mặt trăng, đỉnh núi, hang sâu, đá bạc...; (2) Các hình ảnh so sánh gần gũi với đời sống hàng ngày như: hoa, lá, ruộng ớt, nương kiệu, cây tre...cá, chim, trâu, ốc, nhện...xà cạp, váy áo, đàn môi, cái thước...

- Đối tượng so sánh đa dạng nhưng nổi bật hơn là: (1) Vẻ đẹp các chàng trai, cô gái Hmông, mô típ: em như...,anh như..., dáng hình anh như..., dáng hình em như...Tần số xuất hiện 57/283 lần. (2) Các trạng thái tình cảm đa dạng của con người: yêu thương, hờn ghen, nhớ nhung, nỗi buồn, niềm vui... Tần số xuất hiện 58/283 lần. (3) Các nỗi niềm tâm sự về lòng thuỷ chung, sự tan vỡ, trách móc nhau... Tần số xuất hiện 63/283 lần

- Cấu trúc so sánh trong Gầu plềnh có một số loại với đặc điểm cơ bản sau: + Cấu trúc so sánh triển khai ở Gầu plềnh phổ biến nhất (148/283). Đó là lối kết cấu gồm vế A là cái so sánh, vế B là cái được so sánh. Vế B’ sẽ triển khai ý so sánh.

Ở dân ca Việt, với thể thơ chủ yếu lục bát, dạng phổ biến là: câu lục gồm A như B còn câu bát là B’ triển khai B làm rõ A: Đôi ta (A) như thể con tằm (B)/

Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong (B’).

Gầu plềnh cũng có một số câu cấu trúc như vậy. Ví dụ: Em (A) như con ốc

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 110 - 119)