Quá trình phát triển Lễ hội Gầu tào ở Lào Ca

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 124 - 125)

- Mặt trời, mặt trăng biểu trưng mối quan hệ trai gái Trong Gầu plềnh, hình tượng mặt trời, mặt trăng xuất hiện với tần xuất cao (mặt trời 45 lần, mặt trăng

4.2.1. Quá trình phát triển Lễ hội Gầu tào ở Lào Ca

- LHGT thời kỳ phong kiến - trước ngày giải phóng tỉnh Lào Cai (1/1/1950). “Theo sách “Vân Nam phong vận chí Miêu tộc thái hoa sơn” ghi chép tại các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Tây (TQ), Thái hoa sơn (Gầu tào) có nơi tổ chức tháng giêng, có nơi tổ chức tháng năm, tháng sáu, tháng tám...LHGT bắt đầu từ thời kỳ nào, trước mắt vẫn chưa xác định được nhưng từ đời Tống trở đi, “Thái hoa sơn” xuất hiện ngày càng nhiều dưới ngòi bút của các văn nhân học sĩ như Lục Du (đời Tống) với “Lão học am bút kí”..., Dương Thăng Am (đời Minh) với “Điền tái kí”..., Trần Đỉnh (đời Thanh) với “Điền Kiềm du kí” [188, tr. 125-126. bg]; Savina (nghiên cứu tại Lào Cai Việt Nam và TQ, gọi tên theo tiếng Hmông là Grâuk taox) với “Lịch sử người Mèo” in năm 1924 tại Hồng Kông…Các tác giả đều dành những trang thích đáng miêu tả LHGT với những sinh hoạt hồn nhiên, dân dã, nhiều trò chơi dân gian, sinh hoạt ca múa, thi tài…Như vậy LHGT có lịch sử hàng ngàn năm cùng lịch sử dân tộc Hmông và được du nhập vào Lào Cai.

- Thời kỳ chiến tranh du kích và tiễu phỉ từ 1951-1960: Nhiều vùng người Hmông ở Lào Cai chưa được giải phóng, chưa chịu sự tác động của cuộc sống mới do cách mạng mang lại nên các sinh hoạt truyền thống cơ bản chưa có thay đổi.

- Thời kỳ xây dựng XHCN, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở Lào Cai từ 1960 đến 1980, LHGT bị coi là hủ tục lạc hậu nên các địa phương không được phép tổ chức. Ở Lào Cai, các huyện đều cấm tổ chức LHGT; tuy nhiên, riêng xã Pha Long (Mường Khương) tiếp giáp với xã Lao Kha (Hà Khẩu, Vân Nam, TQ - nơi vẫn tổ chức LHGT “chui”), người dân (thập niên 70) vẫn đến dự LHGT tại Lao Kha.

- Thời kỳ sáp nhập Lào Cai, Yên Bái thành tỉnh Hoàng Liên Sơn (1976 – 1991) cũng là thời kỳ cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, việc đi lại của người dân hai bên biên giới khó khăn nên người Hmông Mường Khương không tham dự LHGT ở Lao Kha mà tổ chức LHGT “chui” di chuyển địa điểm mỗi năm qua các xã Lùng Khấu Nhin, Tả Ngải Chồ, Pha Long…Chính điều đó làm cho LHGT ở Pha Long, Mường Khương đến nay vẫn được duy trì cơ bản theo quy ước truyền thống.

- Từ năm 1992 đến nay, tái lập tỉnh Lào Cai và hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường, LHGT dần dần khôi phục, phục dựng ở nhiều vùng cư trú của

người Hmông Lào Cai như đã nêu tại các Chương trên.

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w