Dải vải lanh biểu trưng cho người phụ nữ Hmông Trồng lanh, làm sợi và dệt vải lanh là một nghề truyền thống từ xa xưa, gắn bó mật thiết với đời sống đồng

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 106 - 107)

dệt vải lanh là một nghề truyền thống từ xa xưa, gắn bó mật thiết với đời sống đồng bào Hmông trong điều kiện nền kinh tế tự cung, tự cấp. Công việc làm lanh chủ yếu do người phụ nữ đảm nhận. Người phụ nữ đi làm dâu nhất định sẽ được nhà chống dành cho mảnh ruộng (nương) tốt nhất để trồng lanh, đây là quyền sở hữu suốt đời của cô ta [157, tr.162]. Cho nên việc làm lanh để có quần áo mặc và các đồ dùng sinh hoạt khác đã trở thành biểu tượng cho người phụ nữ đảm đang, tháo vát, khéo léo, là tiêu chuẩn của người phụ nữ đẹp. Tục ngữ Hmông thường nói: Con gái không biết làm lanh lấy được chồng vẫn rách/ Con trai không biết làm nương lấy được vợ vẫn đói [182, tr. 41]. Ngược lại, người phụ nữ sẽ trở thành xấu xa nếu vụng đường làm lanh. Đây là lời chê vợ cuả một ông chồng trong Gầu plềnh: Vợ ta không mặc mà cũng không làm/ Nó lấy cuộn lanh quẳng bừa lên hòm/ Cuộn lanh của nó nhom nhem, lăn lóc. Khi hát giao duyên, trai gái nói nhiều về việc làm lanh và công việc đó trở thành tiêu chuẩn kén vợ của các chàng trai, tiêu chuẩn đẹp người, đẹp nết của các cô gái: - Trước cửa nhà em có cây lanh mọc/ Ong mới tìm về

đậu (ý nói em là người chịu khó, biết làm lanh anh mới đến tìm hiểu). Con gái Hmông ngay từ nhỏ đã phải học làm lanh, thêu lanh. Công việc đó gắn bó với họ từng ngày. Khi hát dao duyên, áo lanh, khăn lanh, dây lưng lanh...trở thành cái cớ để giãi bày tình cảm và là biểu tượng của tình yêu đắm say: Em có gì tặng ta để ghi nhớ tình em/ Em hãy tặng ta chiếc dây lưng lanh làm vật ghi nhớ/ Chiếc dây lưng lanh thêu hoa hình con ốc/ Sợi to, sợi nhỏ đều do bàn tay em xe. Lanh còn biểu trưng cho phẩm chất lao động của người phụ nữ Hmông vốn nghèo khó, lam lũ, chịu thương chịu khó. Nếu hình tượng người đàn ông Hmông hiện lên gắn với cái cày con dao (Trai mồ côi lớn lên, cái cày bố để lại đã mọc nấm) thi hình tượng người phụ nữ gắn với cuộn lanh (Gái mồ côi lớn lên, cuộn lanh mẹ để cho đã thành ổ chuột). Diễn tả nỗi đau khi bị ép duyên, người con gái Hmông cũng mượn hình ảnh lanh để so sánh: Em phải lấy người chồng không xứng lứa/ Hạt lanh nương tra vào đám ruộng hạt lanh mới mục. Nhưng phổ biến hơn cả trong Gầu plềnh là vải lanh trở thành biểu tượng của tình yêu chung thuỷ, đợi chờ (VD qua hình tượng chiếu áo): Chàng có lòng em xin tặng chiếc áo, áo này áo em may.../ Không thấy em chàng thấy chiếc áo/ Như thấy dáng em đứng trước người yêu.

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w