Đời sống tinh thần dân tộc Hmông trong Gầuplềnh nhìn từ bình diện quan niệm nghệ thuật về con ngườ

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 69 - 70)

diện quan niệm nghệ thuật về con người

Nền văn học dân gian Hmông cũng như nền văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chưa thể có lý luận phê bình riêng để bộc lộ trực tiếp các quan niệm về nghệ thuật cũng như quan niệm nghệ thuật về con người của mình. Nhưng trong thực tiễn sáng tác, con người với tư cách là trung tâm của sáng tạo nghệ thuật vẫn hiện lên với vẻ đẹp riêng của nó. Điều đó gắn với một quan niệm nghệ thuật về con người nhất định. Quan niệm nghệ thuật về con người là “sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học tạo nên các giá trị và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật đó” [128, tr. 41]. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học.

Dân ca nói chung, Gầu plềnh nói riêng hình thành, phát triển, tồn tại trong diễn xướng. Vai trò ứng tác cá nhân hết sức quan trọng nhưng phải trên cơ sở truyền thống vì truyền thống là nền tảng vững chắc cho người diễn xướng ứng tác. Gầu plềnh cũng không ngoài quy luật đó. Trong cuộc hát giao duyên, người diễn xướng đang sống với chính mình, với những tâm tư, tình cảm của chính mình ở thời điểm đó nhưng không thoát ly những giá trị bền vững của truyền thống. Ngược lại, qua tháng năm, những giá trị bền vững truyền thống ngày càng được bồi đắp. Gầu plềnh bảo lưu những giá trị truyền thống dân tộc Hmông, trong đó, trước hết là con người Hmông với những giá trị nhân bản của họ. “Quan niệm nghệ thuật về con người hướng người ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể” [128, tr.42]; biểu hiện trong Gầu plềnh là các phương diện tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, những quan niệm về giá trị cuộc sống như hạnh phúc, lòng thủy chung, thái độ yêu, ghét đối với cái đẹp, cái xấu, tinh thần đấu tranh...Tuy nhiên, Luận án chỉ tập trung trình bày khái quát một số quan niệm tiêu biểu sau đây.

Một phần của tài liệu Dân ca Gầu plềnh và Lễ hội Gầu tào của dân tộc Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w