- Mặt trời, mặt trăng biểu trưng mối quan hệ trai gái Trong Gầu plềnh, hình tượng mặt trời, mặt trăng xuất hiện với tần xuất cao (mặt trời 45 lần, mặt trăng
4.2.2. Biến đổi về hình thức tổ chức Lễ hội Gầu tào
Các chương trên đã trình bày, theo truyền thống, tổ chức LHGT xuất phát từ nhu cầu của một hoặc một số gia đình do hiếm muộn con cái, hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống, được thầy cúng phán truyền; hình thức tổ chức đơn giản nhưng phải theo trình tự nhất định. Ngày nay, tổ chức theo định kỳ, ai có nhu cầu cầu tự, cầu sức khỏe…đều có thể đến tham gia với tư cách cầu đảo.
- Về thời gian, trước đây, một chủ hội đăng cai sẽ tổ chức 3 năm liền (năm đầu 3 ngày, năm thứ hai 5 ngày, năm thứ ba 7 ngày); ngày nay, quan sát các LHGT, quy định này đã thay đổi (xem PL0.3, tr. 253): Pha Long (Mường Khương) hàng năm tổ chức LHGT 3 ngày; các xã của huyện Sa Pa tổ chức 1 ngày; xã Cán Cấu (Si Ma Cai, 2003) tổ chức 2 ngày. Các LHGT ở Lào Cai tổ chức vào dịp tết Nguyên đán, trong tháng Giêng.
- Về bài trí, khánh tiết: Theo truyền thống, sau khi chọn đất, trồng 2 cây nêu, dưới gốc treo các dụng cụ lao động, khèn, sáo, rượu, vàng, hương…; ngọn treo dải băng (cờ). Tuy nhiên, việc trang trí, khánh tiết LHGT hiện nay mỗi nơi khác nhau đôi chút, đưa vào nhiều yếu tố khánh tiết hiện đại (phông chữ, sân khấu, cây đu, cây còn, sân chọi gà, cờ Tổ quốc, bàn trải khăn, ghế đại biểu, tăng âm, loa đài, micro,...). Yếu tố giảm đi là một số LHGT không còn treo dụng cụ lao động: Pha Long (2013), Tả Giàng Phình (2013), (A2.1 - A2.3, tr. 291 - 294); tuy nhiên, ở Lao Kha (Hà Khẩu, TQ, 2011) và Cán Cấu (SMC, 2003) người ta vẫn mang nhiều dụng cụ lao động đến. Như vậy, có sự biến đổi hiện đại hơn về khánh tiết và khác nhau giữa các địa phương, các năm.
- Về người tham gia tổ chức LHGT: Trước đây có thầy cúng (chủ tế), người chủ (chủ hội) được phép mở hội (tức là được thầy cúng phán truyền). Ngày nay, tổ chức LHGT gồm 4 thành phần chính: Chủ tế, Chủ hội, Ban tổ chức, Đại diện chính quyền.
(1) Chủ tế: Vốn phải là thầy cúng trong vùng, người có uy tín cao, có quyền phán truyền cho ai được phép làm chủ mở hội (chủ hội). LHGT ở huyện Mường Khương, trừ thời kỳ không thể tổ chức và thời kỳ “tổ chức chui” ở các xã khác, còn từ năm 1992 đến 2009, khi đã ổn định ở xã Pha Long, cơ bản do ông Ly Chẩn Tờ, sinh năm 1931 làm chủ tế vì ông là thầy cúng biết chữ Hán, có uy tín, am hiểu truyền thống. Tuy nhiên, một số năm tổ chức ở xã Tả Ngải Chồ do người khác làm chủ tế. Sau khi ông Ly Chẩn Tờ chết, từ năm 2011 đến nay, con trai ông là Ly Sín Phừ thay thế. LHGT ở Sa Pa đều do ông Giàng Seo Gà học tập từ Pha Long về chỉ đạo phục dựng tại một số xã nhưng ông Gà không làm chủ tế mà cùng với nhân dân cử một người có uy tín làm chủ tế ở mỗi LHGT; chẳng hạn, bà Thào Thị Vi, chủ tịch Hội người cao tuổi xã làm chủ tế LHGT xã Tả Giảng Phình (2013). Như vậy,
một mặt, quyền năng phán truyền của thầy cúng cho ai đó làm chủ hội có thể không còn nữa, hình thành một kiểu tổ chức chủ hội mới; mặt khác sự hợp tác với chính quyền của chủ tế thuận lợi hơn, hình thành ban tổ chức kiểu mới bao gồm đại diện các thôn chứ không hoàn toàn là người có hoàn cảnh đặc biệt theo truyền thống.
(2) Chủ hội là người chủ gia đình thuộc một trong các hoàn cảnh đặc biệt (đã nêu trên) đăng cai tổ chức 3 năm liền, sau đó, chuyển người khác giữ vai trò này (đây là truyền thống, theo ông Ly Chẩn Tờ - 2003). Quan sát LHGT vùng Pha Long hơn 10 năm trở lại đây (PL0.3, tr. 253), thành phần chủ hội ngày càng nhiều người tham gia (năm 2001: 4 người; năm 2005: 4 người; 2010: 5 người; 2013: 6 người) chứ không chỉ một người. Đó là những người cùng lo toan việc chung cộng đồng, cùng mong muốn có con trai, cùng tham gia vai trò chủ hội, tự nguyện tham gia và được chủ tế đồng ý. Sự tham gia đông người này liên quan đến phạm vi LHGT ngày nay không chỉ tổ chức trong một làng hay một xã mà nhiều xã. Biến đổi quy mô tổ chức tất yếu dẫn đến biến đổi quy mô thành phần chủ hội và tính chất tổ chức, hình thành ban bệ.
(3) Ban tổ chức gồm chủ tế, chủ hội, người đã từng tham gia chủ hội, người giúp viêc, đại diện các xã, thôn khác; có năm danh sách Ban tổ chức lên đến trên chục người. Ban tổ chức, ngoài việc thực hiện nghi lễ còn có chức năng tổ chức các hoạt động vui chơi truyền thống và giải quyết các vấn đề phát sinh.
(4) Đại diện cấp ủy, chính qyền huyện, xã và một số cơ quan chuyên môn địa phương. Có nơi, có năm chính quyền giữ vai trò chủ thể lễ hội. Đây là yếu tố mới, tham gia với tư cách chỉ đạo (dự, động viên, phát biểu khai mạc), quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, trò chơi, bảo vệ lễ hội...
- Về người tham dự và không gian LHGT có sự mở rộng: Trước đây, chủ yếu là người Hmông trong làng, xã và một số xã lân cận, một số ít người dân tộc khác đến buôn bán (năm 2003, LHGT Pha Long khoảng 1000 người), ngày nay, thành phần mở rộng hơn với số lượng đông gấp nhiều lần (LHGT Pha Long các năm 2012 – 2014 khoảng một vạn người); gồm: (1) Người Hmông thôn, xã tổ chức LHGT, người Hmông xã, huyện lân cận và vùng khác (Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Lào, Vân Nam (TQ) với tư cách tham dự các hoạt động lễ hội như thành phần chính. (2) Nhân dân các dân tộc khác tham dự với tư cách xem hội, buôn bán, dịch vụ. (3) Khách du lịch người nước ngoài (lễ hội ở Sa Pa).