Quản trị là khoa học

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 1 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 29 - 30)

1.3.1 .Khái niệm

1.4. TÍNH KHOA HỌC VÀ TÍNH NGHỆ THUẬT CỦA QUẢN TRỊ

1.4.1. Quản trị là khoa học

Quản trị là khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích các quan hệ quản trị nhằm tìm ra những quy luật và cơ chế vận dụng những quy luật đó trong q trình kinh doanh sao cho có hiệu quả. Tính khoa học của quản trị xuất phát từ tính quy luật của các quan hệ quản trị trong quá trình hoạt động của tổ chức bao gồm những quy luật kinh tế công nghệ, xã hội... Những quy luật này nếu đƣợc các nhà quản trị nhận thức và vận dụng trong quá trình quản trị tổ chức sẽ giúp họ đạt kết quả mong muốn, ngƣợc lại sẽ gánh chịu những hậu quả khơn lƣờng.Tính khoa học của quản trị tổ chức đòi hỏi các nhà quản trị trƣớc hết phải nắm vững những quy luật liên quan đến quá trình hoạt động của tổ chức. Đó khơng chỉ là những quy luật kinh tế mà

Chương 1 Nhập môn quản trị học

21 còn là hàng loạt những quy luật khác nhƣ quy luật tâm lý -xã hội, quy luật công nghệ, đặc biệt là những quy luật quản trịv.v.v Nắm quy luật, thực chất là nắm vững hệ thống lý luận về quản trị. Tính khoa học của quản trị còn đòi hỏi các nhà quản trị phải biết vận dụng các phƣơng pháp do lƣờng định lƣợng hiện đại, những thành tựu tiến bộ của khoa học và kỹ thuật nhƣ các phƣơng pháp dự đoán, phƣơng pháp tâm lý xã hội học, các công cụ xử lý lƣu trữ truyền thông: máy vi tính, máy fax, điện thoại, mạng intemet v.v . . Đặc biệt là ln tìm ra các phƣơng pháp để đổi mới các hoạt động quản trị. Quá trình kinh doanh ln đặt ra những nhiệm vụ mới cho các nhà quản trị. Hoàn thiện quản trị nhƣ là một yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của tổ chức, của doanh nghiệp.

Tính khoa học của Quản trị thể hiện

- Thứ nhất, quản trị phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các qui luật tự nhiên,

xã hội. Điều đó địi hỏi việc quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các qui luật khách quan chung và riêng của tự nhiên và xã hội.

- Thứ hai, trên cơ sở đó mà vận dụng tốt nhất các thành tựu khoa học, trƣớc hết là triết học, kinh tế học, toán học, tin học, điều khiển học, công nghệ học, … và các kinh nghiệm trong thực tế vào thực hành quản trị.

- Thứ ba, quản trị phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tổ chức

trong từng giai đoạn cụ thể. Điều đó cũng có nghĩa, ngƣời Quản trị vừa phải kiên trì các nguyên tắc vừa phải vận dụng một cách linh hoạt những phƣơng pháp, những kỹ thuật Quản trị phù hợp trong từng điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 1 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)