Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân từ Hiến pháp 1959 đến Hiến pháp năm 1980.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 43 - 45)

Hiến pháp năm 1980.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một mốc son chói lọi đánh dấu thắng lợi 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ sau Hội nghị Giơ-ne-vơ, Cách mạng n- ớc ta chuyển sang một giai đoạn mới. ở miền Bắc, chúng ta đã có điều kiện xây dựng và củng cố chính quyền, mở rộng và thực hiện đầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân. Những điều kiện khách quan đó đã đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp 1946.

Ngày 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh công bố Hiến pháp mới của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà (Hiến pháp 1959). so với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 đã khẳng định quyền tự do và nghĩa vụ của công dân một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Nếu nh Hiến pháp 1946 có 18 Điều qui định về quyền và nghĩa vụ của công dân thì Hiến pháp 1959 là 21 Điều. Đặc biệt, Hiến pháp đã giành riêng một điều qui định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và trách nhiệm của cơ quan nhà nớc phải xem xét, giải quyết kịp thời, nhanh chóng bảo vệ quyền hợp pháp của nhân dân. Điều 29 Hiến pháp 1959 ghi rõ: "Công dân Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại, tố cáo với bất cứ cơ quan nào về hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan nhà nớc. Những việc khiếu nại, tố cáo phải đợc xem xét và giải quyết nhanh chóng. Ngời bị thiệt hại vì hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan nhà nớc có quyền đợc bồi thờng".

Có thể nói, việc ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là một trong những bớc phát triển quan trọng của Hiến pháp 1959 trên nền tảng cơ bản của Hiến pháp 1946. Về thực chất, đây là sự hoàn thiện cả về hệ thống các quyền công dân và cơ chế thực hiện các quyền đó.

Cụ thể hoá và để thi hành Hiến pháp 1959, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm đảm bảo cho công dân thực hiện đợc quyền khiếu nại, tố cáo của mình;

đồng thời qui định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nớc trong việc giải quyết đơn th khiếu tố của công dân. Có thể nêu ra một số văn bản sau đây:

Thông t 436/TTg ngày 13/9/1958 của Thủ tớng chính phủ, qui định trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan chính quyền trong việc giải quyết các loại đơn th khiếu nại, tố giác (gọi tắt là khiếu tố của nhân dân). Trong đó qui định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của nhân dân trong việc khiếu tố; một số nguyên tắc phân định trách nhiệm của các cơ quan trong việc giải quyết đơn th khiếu tố; thái độ đối với những trờng hợp khiếu tố sai, vu khống và th nặc danh.

Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ số 164/CP ngày 31/8/1970 về tăng cờng công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan thanh tra của Nhà nớc. Về nhiệm vụ của công tác thanh tra, Nghị quyết có nêu: xét, giải quyết và đôn đốc việc xét, giải quyết đúng đắn, kịp thời các vụ khiếu nại, tố cáo của nhân dân (Điều 4, Phần I). Về ph- ơng châm tiến hành công tác thanh tra (Phần II), Nghị quyết yêu cầu: đối với cán bộ, công nhân viên chức nhà nớc, xã viên hợp tác xã và nhân dân nói chung cần bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, không đợc làm bất kỳ việc gì gây trở ngại cho việc thực hiện quyền ấy. Thủ trởng các cơ quan nhà nớc phải hết sức coi trọng xét và giải quyết nhanh chóng hợp tình, hợp lý đơn từ của nhân dân... có bộ phận chuyên trách xét khiếu tố...

Đến Nghị định số 165/CP ngày 31/8/1970 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Thanh tra Chính phủ trong đó, việc giải quyết và thanh tra việc xét, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo của nhân dân (Điểm C, Điều 2). Về mặt tổ chức, Uỷ ban thanh tra của Chính phủ có "vụ xét khiếu tố".

Nh vậy, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân qui định tại Điều 29 Hiến pháp 1959 đã đợc thể chế hoá trong chế độ làm việc của các cơ quan nhà nớc, trong việc giáo dục pháp chế đạo đức cán bộ và trong các nguyên tắc hành chính. Thực tế giai đoạn lịch sử từ năm 1959 đến năm 1980 chứng minh rằng việc ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong Hiến pháp 1959 đã trở thành một trong những

yếu tố quan trọng để xây dựng chính quyền Cách mạng ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, khẳng định tính dân chủ của Nhà nớc ta.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 43 - 45)

w