Về trình tự, thủ tục tố cáovà giải quyết tố cáo:

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 81 - 83)

e) Về thủ tục giải quyết khiếu nại:

2.2.2.3. Về trình tự, thủ tục tố cáovà giải quyết tố cáo:

Khác với trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, trình tự, thủ tuc tố cáo và giải quyết tố cáo có tính nguyên tắc từ giai đoạn ngời tố cáo đến để tố cáo hành vi mà họ cho là trái pháp luật, đến giai đoạn xử lý của các cơ quan nhà nớc khi nhận đợc tố cáo đó.

Việc tố cáo có thể đợc thực hiện bằng đơn hoặc trực tiếp trình bày với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Song điểm khác nhau cơ bản so với khiếu nại, Luật qui định ngời khiếu nại phải gửi đơn đến đúng ngời có thẩm quyền giải quyết, còn đối với tố cáo thì ngời tố cáo có thể tố cáo đến cơ quan, tổ chức mà theo nhận thức của họ là có thẩm quyền giải quyết. Các cơ quan, tổ chức có trách tiếp nhận và xử lý tố cáo mà công dân gửi đến. Điều 66 Luật khiếu nại, tố cáo qui định: "chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận đợc đơn tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết. Trong trờng hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì

phải chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và thông báo cho ngời tố cáo khi họ yêu cầu...". Còn đối với khiếu nại, Luật chỉ qui định Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của mặt trận, cơ quan Báo chí mới có trách nhiệm chuyển đến cơ quan nhà nớc có thẩm quyền để giải quyết. Cũng tại Điều 66 Luật còn qui định: "trong trờng hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho ngời tố cáo khi họ yêu cầu". Điểm C Khoản1 Điều 43 Nghị định 67/1999/NĐ-CP còn qui định: "nếu đơn tố cáo không ghi rõ họ tên, địa chỉ ngời tố cáo nhng nội dung rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì Thủ tr- ởng cơ quan nhà nớc có thẩm quyền quyết định việc xem xét, xử lý đơn tố cáo đó". Đây là một quan điểm cầu thị của Nhà nớc ta, với mục đích không bỏ sót một hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vì, có những lý do khác nhau mà ngời tố cáo không muốn ghi rõ họ tên. Nhng thực tiễn cho thấy những năm qua (trong đó có nhiều đơn t tố cáo khuyết danh, mạo danh) đã phát hiện cho Nhà nớc nhiều hành vi sai trái, giúp cho các cơ quan có trách nhiệm có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời, bảo vệ lợi ích của Nhà nớc, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên khi tiến hành thanh tra, xác minh phải hết sức thận trọng không để ảnh hởng đến uy tín, danh dự của ngời bị tố cáo trớc khi kết luận vụ việc.

Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhng không quá 90 ngày kể từ ngày tụ lý để giải quyết (Điều 67 Luật khiếu nại, tố cáo). Và "trong trờng hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc qua thời hạn qui định mà tố cáo không đợc giải quyết thì ngời tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của ngời giải quyết tố cáo" (Điều 69 Luật khiếu nại, tố cáo).

Về thời hạn giải quyết tố cáo qui định nh trên đợc áp dụng với mọi cấp và mọi lần giải quyết. Nhng thực tế hiện nay khối lợng th tố cáo khá nhiều, nội dung

phong phú, có những vụ việc diễn ra trong thời gian dài, liên tục tới 10 năm, do đó rất khó có thể hoàn thành đợc việc thẩm tra, xác minh, kết luận đúng thời gian qui định của Luật. Vì thế cần xem xét, sửa đổi, kéo dài thời hạn giải quyết một vụ tố cáo để việc giải quyết đợc phù hợp và hiệu quả hơn.

Nh vậy, từ các qui định trên, ta thấy về tố cáo không có điểm dừng, nên th- ờng tạo ra tâm lý né tránh, đùn đẩy, giải quyết không dứt điểm các vụ việc tố cáo.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 81 - 83)

w