Về thời hiệu khiếu nại:

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 71 - 76)

Luật khiếu nại, tố cáo qui định thời hiệu khiếu nại lần đầu là 90 ngày kể từ ngày nhận đợc quyết định hành chính hoặc biết đợc hành vi hành chính mà họ cho rằng trái pháp luật, vi phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nếu qua thời hạn đó (thời hiệu của khiếu nại) việc khiếu nại sẽ không đợc cơ quan cơ quan nhà nớc có thẩm

quyền thụ lý để giải quyết, trừ trờng hợp có trở ngại khách quan mà ngời khiếu nại không thực hiện đợc quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. Tuy nhiên, ngời khiếu nại phải có giấy tờ chứng minh đợc trở ngại đó.

Luật cũng qui định rõ những trờng hợp không đợc thụ lý để giải quyết ở Điều 32 Luật khiếu nại, tố cáo bao gồm: quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngời khiếu nại; ng- ời khiếu nại không có năng lực hành vi đầy đủ mà không có ngời đại diện hợp pháp; trừ trờng hợp Luật có qui định khác; ngời đại diện không hợp pháp; thời hiệu khiếu nại đã hết; việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; việc khiếu nại đã đợc toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án, qui định của toá án. Qui định này hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho vụ việc khiếu nại (từ phía ngời dân) và việc giải quyết khiếu nại (từ phía cơ quan nhà nớc) biết rõ và thực hiện đung đắn theo pháp luật, tránh đợc tình trạng dây da, kéo dài hoặc những vụ việc không đủ điều kiện, việc khiếu nại thiếu căn cứ hay khiếu kiện thuê... Đặc biệt là với cơ quan nhà nớc có thẩm quyền phải xem xét và cân nhắc kỹ trớc khi quyết định thụ lý, không đợc để xẩy ra những vụ việc đã thụ lý nhng không thể giải quyết đợc ảnh hởng đến lòng tin của ngời dân đối với Đảng và Nhà nớc.

Tuy Luật khiếu nại, tố cáo đã quy định rõ thời hiệu khiếu nại . Song, thực tế rất nhiều vụ, việc xẩy ra trong các thời kỳ lịch sử trớc đây đến nay công dân mới khiếu kiện, nhất là những vấn đề khiếu nại liên quan đến đất đai, nhà cửa do lịch sử để lại, chính sách thơng binh , liệt sĩ, hậu phơng quân đội,.... Nếu căn cứ vào quy định của Luật thì đã hết thời hiệu, do đó khiếu nại của công dân không đợc giải quyết , thiệt hại đến quyền , lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, cần phải quy định thời hiệu đối với các vụ việc này nh thế nào để vừa không thiệt cho dân, vừa thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nớc về vấn đề này.

Để đảm bảo quyền khiếu nại của công dân , Luật khiếu nại, tố cáo không qui định một cách máy móc việc giải quyết một vụ việc khiếu nại qua mấy lần giải quyết mà tuỳ từng trờng hợp cụ thể sẽ đợc giải quyết cho phù hợp. Luật qui định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đợc đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, ngời giải quyết khiếu nại (lần đầu hoặc lần tiếp theo) phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho ngời khiếu nại biết; trờng hợp không thụ lý để giải quyết phải nêu rõ lý do. Sau khi vụ việc khiếu nại đợc thụ lý, cơ quan, ngời có thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nớc phải giải quyết trong thời hạn không quá 30 ngày đối với khiếu nại lần đầu( 45 ngày đối với khiếu nại lần sau) kể từ ngày thụ lý giải quyết. Nếu vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhng không quá 45ngày đối với giải quyết khiếu nại lần đầu( 60 ngày đối với khiếu nại lần sau).

ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết lần đầu không quá 45 ngày (và lần sau không quá 60 ngày), đối với vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhng không quá 60 ngày (không quá 70 ngày với khiếu nại lần sau) kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân khi bị xâm phạm từ các quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan nhà nớc, ngời có thẩm quyền trong cơ quan nhà nớc, Luật quy định: trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không đợc giải quyết hoặc kể từ ngày nhận đợc quyết định giải quyết mà ngời khiếu nại không đồng ý thì:

- Đối với khiếu nại lần đầu, ngời khiếu nại có quyền khiếu nại đến ngời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án theo qui định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

- Đối với khiếu nại lần hai, ngời khiếu nại có quyền tiếp tục khiếu nại đến ngời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Trừ trờng hợp quyết định đó là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

- Đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn trên có thể kéo dài hơn 30 ngày nhng không quá 45 ngày (Điều 39 và 46).

Nh vậy, việc khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính trong trong Luật khiếu nại, tố cáo đã đợc khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 ở chỗ: Luật qui định: chỉ sau một thời hạn nhất định (30 ngày hoặc 45 ngày) để giải quyết khiếu nại và nếu quá thời hạn đã ấn định đó mà khiếu nại không đợc giải quyết thì ngời khiếu nại có quyền khiếu nại đến cơ quan, ngời có thẩm quyền tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án có thẩm quyền theo qui định của pháp luật. Theo Luật khiếu nại, tố cáo thì ngời khiếu nại nay không phải "chờ" hoặc đi "gõ cửa" các cấp để yêu cầu cơ quan hoặc ngời có thẩm quyền ra quyết định giải quyết hoặc có văn bản trả lời việc bị khiếu nại thì ngời khiếu nại mới có quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính nh qui định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 ( Điều 36, 39 Luật khiếu nại, tố cáo; Điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính năm 1999).

Nhìn chung, các qui định về trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong pháp luật nớc ta vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, tạo nên sự tuỳ tiện trong quá trình thực hiện, áp dụng pháp luật và trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn khiếu nại, tố cáo đang đặt ra. Chẳng hạn: Về vấn đề khiếu nại, tố cáo đông ngời, pháp luật của ta cha có qui định cụ thể nh thế nào là khiếu nại đông ngời, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo đông ngời; trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo đông ngời hiện nay ở nớc ta. Thực ra, Luật khiếu nại, tố cáo của ta, tại Điều 78 chỉ mới có qui định: "ngời đến khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân có các quyền và nghĩa vụ: ... cử đại biểu để trình bày với ngời tiếp công dân trong trờng hợp có ngời khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung" (Điều 4 Khoản 78), ngoài ra pháp luật cha có qui định gì khác. Do vậy, đối với những trờng hợp dân khiếu kiện đông ngời, chúng ta còn nhiều lúng túng trong vấn đề hớng dẫn họ thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và giải quyết các vụ việc cụ thể, dẫn đến sự tuỳ tiện, mỗi nơi xử lý một cách..v.v... cha có phơng pháp xử lý chung, thống nhất. Trớc tình hình đó, ngày 30/8/2000, Thanh tra nhà nớc có công

văn số 694/TTNN cụ thể hoá qui định này: "Trong trờng hợp có từ 5 ngời đến 10 ngời, đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo thì cán bộ tiếp công dân yêu cầu họ cử 1 hoặc 2 ngời đại diện đến trình bày nội dung vụ việc. Trờng hợp có 10 ngời trở lên thì cử đại diện nhiều hơn nhng tối đa không quá 5 ngời.

- Ngời đợc cử làm đại diện phải là ngời nắm chắc nội dung, trình bày trung thực sự việc và phải chịu trách nhiệm trớc pháp luật về nội dung trình bày của mình..."

Chúng tôi cho rằng trên đây chỉ là giải pháp tình thế đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo đông ngời cùng một nội dung, còn đối với khiếu nại, tố cáo đông ngời với nhiều nội dung khác nhau thì sao? hoặc khiếu nại, tố cáo đông ngời trên diện rộng thì vẫn cha có luật điều chỉnh. Thiết nghĩ, nhà nớc ta cần sớm bổ sung những quiđịnh cụ thể về trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo đông ngời và giải quyết khiếu nại, tố cáo đông ngời vào Luật để vừa có cơ sở pháp lý đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, vừa đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

d)Về thời hạn giải quyết khiếu nại:

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo Luật qui định là 30 ngày (ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì không quá 45 ngày); đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhng không quá 45 ngày (vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì không quá 60 ngày) (Điều 36 Luật khiếu nại, tố cáo). Thời hạn nh vậy đối với giải quyết một vụ việc khiếu nại đã là ngắn, nếu vụ việc gắn liền cả khiếu nại và tố cáo lại càng quá ngắn; các cơ quan có thẩm quyền giải quyết không kịp, dẫn đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo bị ùn tắc, chậm trễ. Đây cũng là nguyên nhân công dân gửi đơn khiếu nại tràn lan, vợt cấp cha khắc phục đợc.

Luật khiếu nại, tố cáo của ta cũng cha có qui định về trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết một vụ việc vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo. Mặc dù trong văn bản số 694/TTNN của Tổng thanh tra nhà nớc cũng có phần hớng dẫn về thời hạn giải quyết đơn hoặc lời trình bày vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung

tố cáo. Song, theo chúng tôi, có phần cha ổn. Bởi theo hớng dẫn của văn bản 694/TTNN thì "khi tiến hành thanh tra một vụ việc phải theo Pháp lệnh thủ tục thanh tra", và nh vậy, "nếu cấp tỉnh ra quyết định thanh tra thì thời hạn là 90 ngày (trong tr- ờng hợp phải gia hạn thì không quá 180 ngày)", trong khi đó thời hạn giải quyết một vụ việc khiếu nại ở mọi cấp theo Luật khiếu nại, tố cáo chỉ không quá 30 ngày (hoặc 45; 60; 70 ngày tuỳ theo khu vực, vụ kiện phức tạp cụ thể) (Điều 36). Thời hạn giải quyết một vụ việc tố cáo không quá 60 ngày (hoặc 90 ngày với vụ việc phức tạp) kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Mặt khác, việc thanh tra nói chung lại khác với việc thanh tra khiếu nại, tố cáo nói riêng. Chứng minh điều này, tại văn bản số 429/TTNN ngày 18/4/1997 của Tổng thanh tra nhà nớc hớng dẫn thực hiện quy chế của đoàn thanh tra cũng đã khẳng định: "quy chế không áp dụng trong trờng hợp các tổ chức thanh tra nhà nớc phục vụ công tác thanh tra xác minh nội dung đơn th khiếu nại, tố cáo". Rõ ràng thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo trong văn bản số 694/TTNN của Tổng thanh tra nhà nớc không áp dụng đợc cho thời hạn giải quyết một vụ việc khiếu nại, tố cáo, mà thực tế việc áp dụng này vẫn đang đợc triển khai trong ngành thanh tra. Do vậy, Nhà n- ớc cần sớm có văn bản cụ thể về việc áp dụng thời hiệu và thời hạn trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời hoàn thiện những qui định pháp luật về vụ việc vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo gắn bó với nhau để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết làm căn cứ pháp lý thống nhất trong việc thực hiện.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w