cấu hạ tầng kỹ thuật đơ thị
Chính vị trí, vai trị của HTKT đơ thị địi hỏi phải có một chương trình phát triển chung từ khâu định hướng, ý tưởng đến quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, kế hoạch thực hiện và các giải pháp tổ chức thực hiện sao cho vừa đảm bảo cho tồn bộ hệ thống kết cấu HTKT hình thành và phát triển như một chỉnh thể vừa đảm bảo mối quan hệ phù hợp giữa nó với quy mô sản xuất, quy mô dân cư và nhu cầu ngày càng tăng của giao lưu kinh tế. Có thể nói, sự tăng lên về quy mô và tỷ trọng, sự phức tạp thêm về cơ cấu của kết cấu HTKT đô thị vừa là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất trong vùng vừa là thước đo trình độ tổ chức và quản lý nền sản xuất xã hội của đô
thị nói riêng và cả vùng kinh tế nói chung.
Việc đầu tư xây dựng các cơng trình HTKT đơ thị như đường sá, bến cảng, sân bay, mạng lưới cấp điện, hệ thống cấp thốt nước... địi hỏi một số vốn đầu tư khổng lồ mà thời gian hoàn vốn về mặt kinh tế thường rất lâu
(thường hàng chục năm) thậm chí khơng thể thu hồi, do đó hiệu suất vốn sẽ
rất thấp. Chính vì vậy, nếu khơng có quan điểm hệ thống trong phát triển đơ thị nói chung và phát triển kết cấu HTKT nói riêng dễ đi đến quan điểm sai lầm là lĩnh vực này chỉ nên tập trung đầu tư khi trình độ phát triển kinh tế đã
đạt được mức độ nhất định nào đó. Những người theo quan điểm này thường
căn cứ vào hiệu quả kinh tế thuần tuý của HTKT và cho rằng ở các nước chậm phát triển trong giai đoạn đầu của phát triển đơ thị (thu nhập và sức sản xuất nói chung cịn thấp) khơng nên tập trung chú ý đầu tư phát triển HTKT. Trên thực tế chúng ta thấy, các cơng trình HTKT khơng phải chỉ có mục đích tự thân mà chúng đều có đặc điểm là thực hiện chức năng tạo điều kiện cho
các cơ sở kinh tế khác và các khu vực khác của xã hội phát triển bình thường.
Việc phát triển các cơng trình HTKT trước hết địi hỏi phải đầu tư tập trung, có sự quản lý chặt chẽ thống nhất, sau đó phải căn cứ vào mối quan hệ với tổng thể phát triển của đô thị hoặc vùng kinh tế... đây chính là vai trị, trách nhiệm của các chính quyền đơ thị.
quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội của mọi quốc gia hay địa phương.
Nhưng chúng ta biết rằng, nếu kết cấu HTKT xây dựng khơng hợp lý, thì hiệu
quả mang lại sẽ rất thấp, thậm chí gây lãng phí, ảnh hưởng tiêu cực đến sự
phát triển kinh tế- xã hội nói chung. Do vậy, khơng ngừng đổi mới quản lý
nhà nước về kết cấu HTKT là đòi hỏi tất yếu khách quan đặt ra cho tất cả các
chính quyền đô thị và mọi quốc gia.
Trong xu thế đơ thị hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ như hiện nay, làm nảy sinh sự mất cân đối về kết cấu HTKT giữa các quốc gia và các vùng trong một quốc gia. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra sự phân tầng xã hội,
phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, chênh lệch quá lớn về điều kiện sống
giữa đô thị và nơng thơn. Điều đó địi hỏi Nhà nước các cấp phải “đủ sức” để
điều tiết hợp lý, đảm bảo sự hài hịa trong q trình phát triển.
Nhu cầu về kết cấu HTKT, nhất là các cơng trình phục vụ công cộng
trong các đô thị ngày càng tăng là một tất yếu khách quan. Trong khi đó các
cơng trình kết cấu HTKT có xu hướng xuống cấp nhanh chóng, mà nguồn lực của nhà nước lại hạn hẹp. Do vậy bộ máy nhà nước phải “vận động” thật linh hoạt, hiệu quả thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu đó của mọi mặt đời sống sản xuất, xã hội của đô thị.
Sự phân công, phân cấp, phối hợp trong quản lý nhà nước ngày càng phức tạp. Trong quản lý kết cấu HTKT đơ thị thì vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn (vì nó địi hỏi tính đồng bộ, thống nhất và tính trách nhiệm cao). Trong thực tế, sự phối hợp giữa các ngành chức năng thiếu nhất quán và đồng bộ; việc phân định trách nhiệm giữa các ngành chức năng trong quá trình phát triển kết cấu HTKT chưa rõ ràng. Cho nên, nhà nước phải tăng cường lãnh
đạo, quản lý mới có thể thực hiện tốt yêu cầu này.
Hệ thống các văn bản pháp qui là công cụ chủ yếu của chính quyền địa
phương nhằm phối hợp thống nhất các đạo luật mà Nhà nước đã ban hành để
vận dụng vào quá trình quản lý kinh tế - xã hội ở đơ thị, bên cạnh đó các hoạt
động kinh tế-xã hội đều phải dựa vào công cụ của pháp luật và hệ thống các văn bản pháp qui hành chính để tiến hành, tức là mọi hoạt động trên các lĩnh
vực, trong đó có quản lý kết cấu HTKT, đều phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Công tác quản lý kết cấu HTKT đô thị chủ yếu dựa trên hệ thống văn bản quản lý qui hoạch, đất đai và xây dựng đô thị đã được ban hành như:
Nghị định của Chính phủ ban hành điều lệ quản lý qui hoạch đô thị, điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng; các quyết định về phê duyệt các dự án quy hoạch tổng thể đã được thể chế hóa để làm cơ sở pháp lý trong công tác quản lý xây dựng kết cấu HTKT đô thị; các quyết định về định hướng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở đô thị; định hướng phát triển kết cấu HTKT... Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và trên lĩnh vực xây dựng phát triển kết cấu HTKT đơ thị nói riêng vẫn cịn nhiều hạn chế như chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, còn quá nhiều kẻ hở, chồng chéo lẫn
nhau... địi hỏi chính quyền cấp cơ sở phải triển khai thực hiện nghiêm minh, đồng thời vận dụng linh hoạt, mềm dẻo nhằm vừa đạt được mục tiêu phát
triển, vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, hạn chế và ngăn ngừa có hiệu quả các vi phạm. Đồng thời địi hỏi Nhà nước TW phải không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực lập pháp đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị trong thời kỳ mới.
Công tác thanh tra, kiểm tra các vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, phát triển kết cấu HTKT đơ thị cịn nhiều bất cập, quá trình thực hiện còn chồng chéo, hiệu quả thấp, khi phát hiện vi phạm thì việc xử lý chưa kịp thời, nghiêm minh, vẫn còn hiện tượng nể nang, xuê xoa... Do vậy nhà nước cần sớm có biện pháp chấn chỉnh, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xu thế toàn cầu hóa và xu thế hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới. Điều đó đặt ra yêu cầu hết sức cấp thiết cho cả nước, là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, từng bước nâng cao trình độ nền kinh tế lên ngang bằng với các quốc gia trong khu vực, phát triển mạnh mẽ kết cấu HTKT theo hướng hiện đại. Muốn vậy, phải không ngừng
đổi mới quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, coi đây là một trong những nhân