Về kinh tế:

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 46)

Kinh tế thành phố Tam Kỳ những năm gần đây phát triển khá mạnh, mức tăng trưởng GDP bình quân 5 năm (2001-2005) xấp xỉ 14,81%/năm, cao

hơn bình qn chung tồn tỉnh trên 5% (bình quân của tỉnh là 9,8% năm). Tính riêng năm 2006 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 16%; GDP bình quân đầu người đạt 730USD. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế tiếp tục tăng trưởng

nhanh, giá trị thương mại tăng 27,1%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 30,4%, nông nghiệp tăng 4,5% so với năm 2005 [20]. Cơ cấu kinh tế Thành phố chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị của các ngành thương

mại, dịch vụ- cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp, trong đó: + Dịch vụ chiếm 56,92% (năm 2005 là 56,4%). + Công nghiệp chiếm 35,3% (năm 2005 là 34,7%). + Nông nghiệp chiếm 7,78% (năm 2005 là 8,2%).

+ GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 702 USD/người/năm [20].

Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ giai đoạn 2001-2005 đạt

2254,7 tỷ đồng, tăng bình quân 25,5%/năm.Trong năm 2006 giá trị thương mại, dịch vụ đạt 857,2 tỷ đồng, đạt 102% so với kế hoạch và tăng 27,1% so với năm 2005. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 22,36 triệu USD [44]; Những ngành hàng TMDV có giá trị tăng trưởng khá hơn các năm trước như: đại lý bán buôn các mặt hàng sản xuất và tiêu dùng; dịch vụ cơ khí, điện tử, tin học... Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tập được trung đầu tư bước đầu đưa vào khai thác có hiệu quả, các loại hình du lịch sinh thái, văn hoá lịch sử phát triển phong phú, như: Biển Tam Thanh, hồ Phú Ninh, địa đạo Kỳ Anh, bãi sậy Sông Đầm gắn với sự phát triển về dịch vụ lưu trú, bưu chính viễn thơng. Bên cạnh đó, dịch vụ đào tạo lao động việc làm, tài chính - tín dụng, y tế nghỉ

dưỡng, giao thơng vận tải,...có chuyển biến rõ nét. Các trung tâm thương mại,

chợ khu vực, các khu công viên cây xanh, khu vui chơi giải trí từng bước hình

thành đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Cùng với tốc độ phát triển nhanh của công nghệ thông tin hiện nay, các

trung tâm đào tạo tin học và các loại hình dịch vụ Internet trên địa bàn Thành

phố đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, đối với dịch vụ Internet trên địa bàn đã được nâng cấp đầu tư công nghệ truyền dẫn ADSL, tạo điều kiện truy cập Internet với tốc độ cao.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong 05 năm đạt

876,5tỷ đồng, bình quân tăng 23,3%/năm. Riêng năm 2006 giá trị thực hiện

được 340,4 tỷ đồng, đạt 100,6% so với kế hoạch, tăng 30,4% so với năm

2005; giá trị tuyệt đối gấp 3 lần so với thời kỳ 05 năm trước. Các ngành có tốc

liệu xây dựng, sản phẩm phục vụ công nghiệp và nông nghiệp,... [20].

Toàn Thành phố quy hoạch nhiều khu công nghiệp vừa và nhỏ, trong

đó khu cơng nghiệp Thuận Yên (225ha) hiện có 06 doanh nghiệp đang hoạt động; Cụm Công nghiệp Trường Xuân giai đoạn 1 (16ha) đã lấp đầy 100%

diện tích với 16 doanh nghiệp đang hoạt động. Ngồi ra, vệt Cơng nghiệp dân

cư phía Tây Thành phố (49,8ha), cụm dịch vụ dân cư An Sơn (34ha),...cũng đang được xúc tiến đầu tư hạ tầng để đưa vào thu hút đầu tư. Vốn đầu tư cho

hạ tầng kỹ thuật ngành công nghiệp do thành phố làm chủ đầu tư năm 2006 là 50 tỷ đồng, các dự án đầu tư đang hoàn chỉnh hồ sơ để đầu tư xây dựng trong những năm đến là 150 tỷ đồng.

Khu kinh tế mở Chu Lai hiện nay thu hút một số lượng lớn doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, với số vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Hiện đang xúc tiến đầu tư xây dựng kết cấu HTKT nhiều khu, cụm công nhiệp, đồng thời phát triển các loại hình dịch vụ như tín dụng, tài chính, ngân hàng, các trung tâm giao dịch lớn,...điển hình là Khu công nghiệp Tam Thăng quy mô 300 ha, Khu Công nghiệp An Phú, trung tâm công nghệ phần mềm, làng đại học...

Giá trị sản xuất nông nghiệp-lâm nghiệp, thủy sản trong 05 năm đạt 487,9

tỷ đồng, tăng bình quân 3,48%/năm. Năm 2006 giá trị thực hiện 109,5 tỷ đồng,

đạt 98,1% so kế hoạch, tăng 4,5% so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nơng thơn có bước chuyển biến tích cực theo hướng nơng nghiệp đô thị [44].

Tổng thu ngân sách trên địa bàn từ năm 2001-2005 là: 964,458 tỷ đồng.

Trong đó, Thành phố thu 612,495 tỷ đồng, cụ thể từng năm như sau (biểu 2.4):

Biểu 2.4: Thu ngân sách trên địa bàn thành phố

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố

Số thu ngân sách phân cấp cho Thành phố 2001 69.059 57.564 2002 141.564 79.770 2003 201.159 125.468 2004 243.830 167.806 2005 308.846 181.887

Nguồn: phòng TC-KH, UBND thành phố Tam Kỳ, năm 2006.

Tổng chi ngân sách trên địa bàn từ năm 2001-2005 là: 616,772tỷ đồng.

Trong đó: Thành phố chi là 553,3 tỷ đồng, cụ thể như sau (biểu 2.5):

Biểu 2.5: Chi ngân sách trên địa bàn Thành phố

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Chi ngân sách trên địa bàn Thành phố

Chi ngân sách phân cấp cho Thành phố 2001 62.007 54.032 2002 91.960 73.490 2003 137.126 120.548 2004 174.979 160.910 2005 150.700 144.319

Nguồn: Phòng TC-KH, UBND thành phố Tam Kỳ, năm 2006.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn toàn Thành phố trong giai đoạn 2001-2005 ước đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển từ nguồn Ngân sách thành phố đạt trên 300 tỷ đồng tăng bình quân trên 60,8%/năm.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)