2 Đất lâm nghiệp 131,4 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 10,1 4 Đất chưa sử dụng khác (đồi núi, sông suối...) 926,6
Nguồn: Số liệu tổng kiểm kê đất đai của UBND thành phố Tam Kỳ, 2006.
Theo số liệu thống kê thành phố Tam Kỳ, tổng dân số thường trú đến ngày 31/12/2006 là 99.879 người (dân số quy đổi là 132.936 người); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm 8,51%. Dân số sinh sống tại khu
vực nội thị 72.260 người, chiếm tỷ lệ 72,35%, ngoại thị 27.619 người chiếm 27,65%. Mật độ dân số 1.078 người/km2. Lao động trong độ tuổi của
người, chiếm 71,24%) (biểu 2.2 và 2.3).
Biểu 2.2: Tốc độ tăng dân số của thành phố Tam Kỳ
Năm đã quy đổi (người) Tổng dân số liên hoàn qua các năm (%) Tốc độ phát triển dân số
2001 98.754 2002 102.516 103,8 2003 105.332 102,7 2004 113.972 108,2 2005 123.662 108,5 2006 132.936 107,5
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Tam Kỳ năm 2001-2006.
Biểu 2.3: Tỷ lệ dân số nội thành và ngoại thành
Năm Tỷ lệ dân cư (%)
Nội thị Ngoại thị 2001 66,26 33,74 2002 66,89 33,11 2003 68,23 31,77 2004 69,83 30,17 2005 71,54 28,46 2006 72,35 27,65
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Tam Kỳ năm 2001-2005.
Theo số liệu Đồ án quy hoạch chung (1/5000) của thành phố: Địa hình
Tam Kỳ nằm trên vùng đồng bằng có độ dốc nhỏ, địa hình nhìn chung
nghiêng theo hướng Tây nam và Đông bắc. Khu vực đô thị của thị xã có địa
hình tương đối bằng phẳng ở phía Bắc, phía Đơng, phía Nam và có nhiều đồi núi ở phía Tây. Độ dốc trung bình của nội thị là từ 2% đến 4%. Cao độ trung bình của các khu vực ven sông và khu trung tâm thay đổi từ +2,0mét đến
+4,0mét. Địa hình khu vực phía Tây của thị xã có cao độ > +6 mét và có
những quả đồi nằm tách biệt có đỉnh ở độ cao đến tới +40mét.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25,60C, các tháng mùa hè (tháng 5 đến
tháng 8) nhiệt độ trung bình 28 đến 300C. Mùa mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 9 đến tháng 12,lượng mưa chiếm 70 đến 75% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm 25 đến 30%
lượng mưa năm. Trung bình hàng năm có 0,5 cơn bão đổ bộ trực tiếp và hai đến ba cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến khu vực xây dựng các
cơng trình kết cấu HTKT đơ thị.
Về thủy văn: thành phố Tam Kỳ chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Tam Kỳ và sông Thạch bàn; các con sông này chịu tác động của chế độ thuỷ triều biển, nước biển thường xâm nhập vào thời kỳ mùa khô,
ảnh hưởng khá lớn đến thốt nước khu vực nội thành; sơng Trường Giang là sông nước mặn chạy sát biển nối cửa An Hòa với cửa Đại, Hội An, khi lũ lớn
chỉ ảnh hưởng tràn bờ vùng sát ven sơng có cao độ nền <2,5m. Hồ chứa nước Phú Ninh nằm cách Tam Kỳ khoảng 7Km về phía Tây điều hồ dịng chảy tại sơng Tam Kỳ. Hồ Phú Ninh đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho khu vực đô thị Tam Kỳ và nước tưới cho sản xuất nông nghiệp cho ba địa phương Tam Kỳ, Thăng Bình, Núi Thành.
Những năm lũ lớn như lũ lịch sử 1964, 1999 tại thị xã Tam Kỹ bị ngập lũ từ 0,5 đến 2,5mét, thời gian ngập từ 2 đến 3 ngày, những khu vực có cao độ nền 1 đến 2 mét thường bị ngập nhiều nhất.
Thuỷ triều tại khu vực Tam Kỳ có chế độ bán nhật triều không đều. Nhật triều xảy ra từ 10 đến 15 ngày trong tháng, còn lại là bán nhật triều. Mức
nước triều trung bình là 1,2m; cường độ triều lớn là 1,0 đến1,5 mét, triều kém là 0,4 đến 0,8 mét. Tốc độ dịng chảy trung bình từ 0,2 đến 0,3 mét/s, tốc độ
cực đại 2,5mét/s.
Về địa chất thuỷ văn, nước ngầm mạch nông xuất hiện ở độ sâu 2-10m. Khi xây dựng cần khảo sát kỹ để có giải pháp hợp lý về móng cơng trình. Về
địa chất cơng trình, cường độ chịu tải của đất trung bình đạt khoảng R = 1,5-
2,5Kg/cm2. Vùng ven các con sông địa chất yếu hơn, khi xây dựng cơng trình
tại vùng này cần khoan khảo sát kỹ. Theo tài liệu của Viện Vật lý địa cầu, khu vực Tam Kỳ nằm trong vùng dự báo có thể xẩy ra động đất cấp 6.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội
là đất Hà Đông xưa, có bề dày lịch sử gần 600 năm kể từ thời kỳ Hồ Hán Thương
(1403). Quá trình hình thành và phát triển của Tam Kỳ gắn liền với vùng đất Quảng Nam giàu truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất trong công cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước. Trước năm 1975 Tam kỳ là
thủ phủ của tỉnh Quảng Tín. Sau ngày giải phóng, Tam Kỳ là thị xã thuộc tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng, đến năm 1997 khi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được tách
thành hai đơn vị hành chính, Tam Kỳ là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam.
Ngày 17/6/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
148/2005/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, trong đó định hướng phát triển Tam Kỳ trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tạo động lực thu hút và
thúc đẩy phát triển kinh tế cho khu vực.
Trong những năm qua, thành phố Tam Kỳ đã có bước phát triển nhanh về mọi mặt từng bước xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, VH-XH của tỉnh Quảng Nam, trung tâm dịch vụ hỗ trợ cho Khu kinh tế mở Chu Lai, là đầu tàu
thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Đến nay, thành phố Tam Kỳ đang dần rõ nét
của một Thành phố “xanh-sạch-đẹp” trong chuỗi đô thị vùng duyên hải miền
Trung. Đánh dấu kết quả của sự nỗ lực phát triển kinh tế- xã hội, đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
113/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 công nhận Tam Kỳ là thành phố thuộc tỉnh.