Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 75)

04 Nguồn khai thác quỹ đất trên địa bàn 191 25,

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, các sở, ban ngành ở tỉnh chưa thể hiện trách nhiệm cao trong

việc xây dựng phát triển thành phố tỉnh lỵ, mà xem đó là nhiệm vụ của địa

phương. Việc phân công, phân cấp quản lý và quy định chức năng, nhiệm vụ

quyền hạn chưa rõ ràng như: phê duyệt dự án quy hoạch chi tiết, thoả thuận

địa điểm đầu tư,... thậm chí có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa ngành ở

tỉnh với Thành phố; Uỷ ban nhân dân Thành phố phải gánh vác nhiều nhiệm vụ nặng nề, nhưng lại ít quyền hạn để đảm đương trách nhiệm đó...

Cán bộ làm quy hoạch còn hạn chế về năng lực, thiếu “tầm nhìn xa”, trong khi chính quyền địa phương chưa huy động được đội ngũ chuyên gia

đầu ngành, hay cơng ty nước ngồi có uy tín tham gia quy hoạch (nhất là quy

hoạch chung và quy hoạch tổng thể). Việc phối hợp giữa UBND thành phố với các ngành ở tỉnh (sở Xây dựng, Ban Quản lý khu kinh tế mở Chu Lai...) trong xây dựng quy hoạch cũng như quản lý quy hoạch xây dựng thiếu chặt chẽ và có nhiều vướng mắc chậm được giải quyết. Bản thân công tác quản lý quy hoạch của thành phố còn nhiều hạn chế, đội Quy tắc đô thị- đơn vị có

chức năng kiểm tra, tham mưu UBND thành phố xử lý các vi phạm về quy hoạch, xây dựng hoạt động yếu, trong khi vai trò của UBND các xã phường

chưa được phát huy, phân công-phân nhiệm thiếu rõ ràng. Ngoài ra, các

nguyên tắc trong quá trình lập đề án quy hoạch chưa được tuân thủ nghiêm túc, nhất là việc tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư không được thực hiện (chỉ thực hiện khâu công bố quy hoạch nhưng vẫn mang tính hình thức, chiếu lệ) ; cịn xem nhẹ ý kiến đóng góp của chính quyền cơ sở, nhất là cấp xã

phường.

Hai là, lãnh đạo thành phố chưa thật sự năng động trong việc huy động

các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng phát triển kết cấu HTKT đô thị. Việc tranh thủ vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh chưa mạnh; chưa có cơ chế thơng thoáng để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là vốn ODA, FDI, NGO và các nguồn vốn khác từ bên ngoài. Trong khi đó, khả

năng vốn Nhà nước còn hạn chế nhưng đầu tư dàn trải, khơng có mục tiêu chính, khơng xác định được thứ tự ưu tiên hợp lý. Khơng có giải pháp hữu

hiệu để huy động mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư trong nhân dân, chưa xây dựng được hành lang pháp lý đồng bộ, thật sự thơng thống, thuận lợi để nhân dân mạnh dạn đóng góp cùng Nhà nước đầu tư phát triển kết cấu HTKT đô thị.

Việc tổ chức thực hiện công tác đền bù giải toả để phục vụ xây dựng các cơng trình kết cấu HTKT thiếu nhất quán, chưa kiên quyết và đồng bộ giữa các ngành chức năng... Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm tạo ra sự “đồng thuận” cao trong các cộng đồng dân cư khi tiến hành công tác

này chưa được quan tâm đúng mức, vai trò của các tổ chức đảng, đoàn thể

mặt trận từ Thành phố đến các xã phường chưa được phát huy. Việc thực hiện một số nội dung quan trọng như bố trí đất ở tái định cư cho các hộ dân giải toả trắng, hỗ trợ ổn định cuộc sống, giải quyết việc làm cho nhân dân hậu giải tỏa chưa được thực hiện tốt...

Thành phố chưa có phương án thực hiện “xã hội hố” trong lĩnh vực vệ

sinh mơi trường; Cịn xem nhẹ công tác tuyên truyền giáo dục cho nhân dân ý

thức tự giác bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường cũng như chấp hành các quy

định xử phạt vi phạm hành chính nào trên lĩnh vực này). Chưa làm tốt việc điều tra về hiện trạng mơi trường để có quy hoạch tổng thể, hướng xử lý,

kiểm tra, giám sát để bảo vệ môi sinh môi trường một cách cơ bản.

Ba là, tổ chức bộ máy, cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thành

phố chưa thật sự chủ động, năng động triển khai các giải pháp tập trung vào

các khâu đột phá để khai thác tiềm năng lợi thế. Năng lực tổ chức thực hiện

các nhiệm vụ kinh tế-xã hội của các cấp, các ngành từ Thành phố đến cơ sở cịn có những mặt hạn chế nhất định. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý,

cán bộ chuyên môn, nhất là các lĩnh vực thuộc kết cấu HTKT còn nhiều hạn chế; hơn nữa trang thiết bị và các điều kiện vật chất kỹ thuật bất cập, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ quản lý phát triển kết cấu HTKT đơ thị trong tình hình mới. Bộ máy tổ chức tuy được củng cố một bước nhưng vẫn cịn thiếu và yếu: Chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về vệ sinh mơi trường; chưa có cơ quan quản lý kiến trúc đô thị...

Đội Quy tắc của Thành phố hoạt động cầm chừng, rất kém hiệu quả nhưng

trong thời gian khá dài mà vẫn chưa được củng cố, kiện toàn; Ban Bồi

thường-GPMT chưa đủ mạnh. Vẫn thiếu một số tổ chức cần phải có của một đơ thị như cơng ty môi trường đô thị (trước đây thuộc thành phố nhưng hiện

tại lại do Tỉnh quản lý), làm cho cơng tác quản lý của Thành phố gặp khơng ít

khó khăn, nảy sinh nhiều vấn đề bất hợp lý. Các phịng ban chun mơn ở

thành phố và chính quyền cơ sở xã, phường chưa có sự phối hợp chặt chẽ; cịn

tư tưởng trơng chờ, ỷ lại, chưa thật sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm,

dám chịu trách nhiệm...đã làm cho hiệu lực quản lý nhà nước về kết cấu

HTKT đô thị chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Bốn là, mặc dù là thành phố tỉnh lỵ, nhưng nếp nghĩ, cách làm của một

bộ phận cư dân đô thị vẫn còn mạng nặng tư tưởng của những người nông dân- sản xuất nhỏ, nếp sống văn minh đô thị chưa được xác lập một cách đầy

đủ. Một số không nhỏ chưa hiểu rõ tầm quan trọng của phát triển kết cấu HTKT đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, mà thơng qua đó họ

sẽ là những người được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp. Do vậy, chưa có sự

đồng thuận cao trong nhân dân trong quá trình xây dựng kết cấu HTKT, nhất

là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, giữ gìn vệ sinh mơi

trường...Trong khi đó, những kết quả đạt được trong công tác dân vận mới chỉ là bước đầu; Sự phối hợp giữa cấp uỷ đảng, chính quyền và các đồn thể quần

chúng trong công tác vận động quần chúng chưa đồng bộ, các giải pháp đề ra còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp.

Năm là, trật tự kỷ cương trên lĩnh vực hành chính chưa nghiêm. Việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm trong quá trình xây dựng phát triển kết cấu HTKT đô thị chưa được chú trọng chỉ đạo thực hiện một cách đúng mức. Chưa kiên quyết trong việc áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính trong quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai, vệ sinh môi trường...Sự phối hợp giữa Thanh tra nhà nước với Thanh tra chuyên ngành, để tạo ra tính

đồng bộ và hiệu quả trong công tác thanh tra kiểm tra của nhà nước chưa được chú trọng thực hiện, mà trái lại có nhiều trường hợp các cơ quan chức năng thanh tra của Nhà nước lại chồng chéo dẫn đến hiệu quả thấp hoặc gây ảnh hưởng đến quá trình quản lý đầu tư xây dựng kết cấu HTKT đô thị.

Việc tổ chức hội thảo, tổng kết rút kinh nghiệm sau khi thi cơng hồn thành từng cơng trình, hoặc tổng kết theo những mốc thời gian định kỳ chưa

được chú trong thực hiện, nếu có làm thì thường chỉ là qua loa, đại khái. Việc

tranh thủ ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong quản lý nhà nước về kết cấu HTKT đô thị hầu như chưa được quan tâm.

Chương 3

MộT Số GIảI PHáP đổi mới QUảN Lý NHà NướC Về KếT CấU Hạ tầng kỹ thuật ở THàNH PHố

TAM Kỳ- TỉNH QUảNG NAM

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)