V Hạ tầng kỹ thuật
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị
hợp vi phạm trong quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị
Đây là nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về xây dựng kết cấu HTKT đơ thị, địi hỏi UBND thành phố Tam Kỳ cùng các ngành liên quan
phải quan tâm đúng mức việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm trong xây dựng và sử dụng kết cấu HTKT. Vấn
đề này cần đổi mới các nội dung sau:
Thứ nhất, củng cố, hoàn thiện bộ máy thanh tra nhà nước trên lĩnh vực
xây dựng đô thị, trên cơ sở tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mơn, ngồi kiến thức về pháp luật, cần phải nắm rõ những vấn đề cơ bản về kỹ thuật. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả thanh tra trong lĩnh vực này.
Thứ hai, phải công bố công khai, rộng rãi cho các tổ chức, cá nhân trên địa
bàn các quy định của Nhà nước về quản lý xây dựng kết cấu HTKT đô thị, nhằm
khác để mọi người dân biết, ủng hộ, giúp đỡ - đây cũng là một khâu quan trọng
góp phần thực hiện tốt chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Thứ ba, kết hợp có hiệu quả các lực lượng thanh tra kiểm tra như
Thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành ở các cấp, cũng như vai trò của
từng cán bộ làm công tác trên lĩnh vực này, nhằm phát huy tối đa hiệu quả cũng như hạn chế sự chồng chéo, tránh tình trạng một đơn vị phải “đón tiếp” nhiều đồn thanh tra trong cùng khoảng thời gian.
Thứ tư, qua kiểm tra nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì phải xử lý
kịp thời, nghiêm minh, đặc biệt là vi phạm về quy hoạch, thiết kế kỹ thuật, tham ô tiền vốn xây dựng, trốn lậu thuế trong xây dựng cơ bản... làm giảm chất lượng cơng trình, ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị, thiệt hại ngân sách nhà nước và tài sản của nhân dân. Chống mọi biểu hiện gượng nhẹ, nể
nang, xuê xoa hay bao che cho các hành vi vi phạm và người vi phạm dưới bất kỳ hình thức nào. Ngồi ra, định kỳ hàng năm hoặc sau mỗi cuộc thanh tra cần tổ chức thông báo rộng rãi (cơng khai hố) kết quả kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm cho mọi người dân biết.
MộT Số Đề XUấT, KIếN NGHị
Một là, đối với trung ương
Bộ máy chính quyền đơ thị, nhất là đơ thị tỉnh lỵ phải giải quyết những nhiệm vụ hết sức nặng nề, phức tạp phát sinh trong đơ thị. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các đô thị phát triển về mọi mặt, nhất là phát triển mạnh về kết cấu HTKT, đề nghị Nhà nước xem xét giải quyết một số vấn đề sau:
- Bổ sung thêm số lượng thành viên Uỷ ban nhân dân từ 9 lên 11 thành viên, và bổ sung thêm một Phó chủ tịch UBND phụ trách cơng tác quy hoạch- xây dựng-quản lý đô thị.
- Tăng 10-15% biên chế hành chính sự nghiệp của các đô thị so với cấp huyện. Hơn nữa, chế độ tiền lương và phụ cấp trách nhiệm của các vị trí chủ chốt của UBND cũng như trưởng phó các phịng, ban chun mơn hiện nay
đang được dùng theo khung lương chung cho cấp huyện là chưa hợp lý. Vì vậy
kiến nghị trung ương tăng phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ chủ chốt của chính quyền đơ thị (từ trưởng phó phịng trở lên) theo quy mô của từng đô thị. Đồng thời, quy định cụ thể các tiêu chuẩn về trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị... cho các chức danh chủ chốt trong bộ máy chính quyền đơ thị.
- Thống nhất về chủ trương cho phép thành phố Tam Kỳ được nghiên lập đề án sáp nhập với một phần diện tích của huyện Núi Thành (như nêu ở phần trên), nhằm hình một Thành phố loại I vào năm 2015.
- Nhà nước cần sớn ban hành một hệ thống pháp luật về quản lý xây dựng kết cấu HTKT đô thị- đây là một địi hỏi cấp bách để có cơ sở pháp lý cho công tác quản lý. Trước mắt bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật trên một số lĩnh vực cịn thiếu như: Nghị định về thốt nước, Nghị định về cấp nước… sửa
đổi, bổ sung hoàn chỉnh các văn bản pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và đất đai.
- Nhà nước cần có chính sách về tài chính và ngân sách riêng cho các đô thị để tập trung xây dựng KCHT kỹ thuật đô thị. Đổi mới công tác thu thuế
và phân cấp tài chính cho đơ thị để tạo nguồn tài chính, xác định nguồn thu, tỷ lệ điều tiết để phát triển đô thị. Theo hướng: phân cấp nguồn thu tương ứng với nhiệm vụ chi và cho địa phương hưởng 100% các khoản thu theo phân cấp (kể cả phần vượt thu), bỏ phần điều tiết theo tỷ lệ phần trăm giữa các cấp
ngân sách như hiện này (trừ các khoản đã được quy định trong Luật Ngân
sách)
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đơ thị có đủ
kiến thức và năng lực để đảm nhận quản lý các mặt công tác ở đơ thị là một u cầu bức bách, một địi hỏi khách quan. Đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng
đô thị cần am hiểu chuyên mơn sâu, lại có kiến thức rộng ở các lĩnh vực khác
đề nghị Chính Phủ có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng (mang tình thường xuyên định kỳ) cho các nhà quản lý hành chính đơ thị những kiến thức đô thị và
quản lý xây dựng đô thị, trong đó quy định rõ chế độ ưu đãi, nhất là việc cử đi học đại học và sau đại học ở các nước tiên tiến.
Hai là, đối với tỉnh Quảng Nam
- Đề nghị tỉnh tập trung mức đầu tư từ các nguồn vốn trong vòng từ 3-5
năm đầu để đạt được một số tiêu chí cơ bản của đơ thị loại II, mà chủ yếu là các
tiêu chí về kết cấu HTKT đơ thị, đồng thời có cơ chế cho thành phố vay vốn tồn ngân (khoảng 100 tỷ đồng/năm) để đầu tư tập trung các hạng mục cơng trình trong kế hoạch được duyệt, ngân sách tỉnh bố trí trả dần theo chu kỳ vay.
- Đề nghị tỉnh để lại cho thành phố toàn bộ nguồn thu từ đất (kể cả tiền
thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng). Bố trí kinh phí kiến thiết thị chính
(bao gồm KTTC mang tính chất thường xuyên và KTTC mang tính chất xây dựng cơ bản) đảm bảo cho nhu cầu hàng năm của thành phố theo hướng mỗi
năm tăng 20% theo nhịp độ phát triển đô thị (theo đề nghị cụ thể nêu trên). Có cơ chế điều tiết cho Thành phố từ các nguồn thu thuế tài nguyên, thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành phố để tăng vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu HTKT đô thị.
- Chuyển giao công ty Môi trường đô thị Tam Kỳ cho Thành phố quản
lý để nâng cao hiệu lực quản lý điều hành, đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu
bức xúc của đơ thị về các vến đề có liên quan đến mơi sinh, mơi trường. Xem xét thành lập công ty công viên cây xanh và công ty điện chiếu sáng đô thị trực thuộc Thành phố.
KếT LUậN
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi hết sức to lớn, tạo tiền đề, điều
kiện thuận lợi cho đất nước ta bước vững chắc vào thời trong thời kỳ phát triển mới- thời kỳ hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và quyết liệt. Cùng với cả nước, các đô thị Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, thật sự trở thành đầu tàu tăng trưởng kinh tế cho từng khu vực nói riêng và cả nước nói chung. Tuy
nhiên bên cạnh những mặt được cơ bản thì cùng với quá trình đơ thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, cũng làm này sinh nhiều vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi chính quyền các cấp phải khơng ngừng đổi mới, nâng cao trình độ, năng quản
lý đơ thị mới có thể đáp ứng được yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố- hiện đại hoá.
Quản lý nhà nước về kết cấu HTKT là một phần, một bộ phận quan trọng trong công tác quản lý đô thị. Do đó cần có quan điểm đổi mới và tăng
cường hơn nữa công tác lãnh đạo, quản lý, cũng như cần có những chính sách
quản lý, cơ chế tổ chức quản lý và phương thức quản lý phù hợp, có hiệu quả nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu HTKT đô thị. Đây là vấn đề rộng lớn và phức tạp, địi hỏi phải hồn thiện từng bước một. Thành phố Tam Kỳ là một thành phố tỉnh lỵ mới được tái lập cách đây 10 năm, được công nhận là thành phố thuộc tỉnh cuối năm 2006, việc xây dựng phát triển kết cấu HTKT đô thị
đang được tập trung cao độ, đòi hỏi phải được sự quan tâm lãnh chỉ đạo, quản
lý nhịp nhàng và có hiệu quả của các ngành, các cấp.
Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã trình những luận cứ khoa học và luận giải một cách có hệ thống các vấn đề sau:
Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về kết cấu hạ tầng kỹ thuật đơ thị. Phân tích làm rõ đặc điểm và vai trị của kết cấu hạ tầng đô thị đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng của các đơ thị.
Phân tích, đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về kết cấu HTKT đô thị trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Làm rõ vai trò
và các nội dung chủ yếu trong quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật
đô thị, đồng thời chỉ ra tính tất yếu khách quan phải đổi mới quản lý nhà nước
trên lĩnh vực này. Nêu bật một số kinh nghiệm trong quản lý kết cấu HTKT ở một số đô thị, làm cơ sở để vận dụng hợp lý trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Trên cơ sở mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội,
an ninh quốc phòng của địa phương, Luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp đổi mới quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này, với mong mỏi góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của thành phố Tam Kỳ, phấn đấu đến năm
2010 đạt được các tiêu chí cơ bản của đơ thị loại II, góp phần thực hiện thắng
lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Tam Kỳ lần thứ XVIII, xây dựng thành phố Tam Kỳ ngày càng giàu đẹp, văn minh, thật sự trở thành Trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam....
Đây là một đề tài phức tạp và mới mẻ, trong khi kiến thức và năng lực
của bản thân người viết còn nhiều hạn chế, điều kiện nghiên cứu có hạn, chắc chắn luận văn cịn nhiều thiếu sót, rất mong được người đọc tham gia góp ý xây dựng.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Ban Đào tạo và Phổ biến kiến thức- Hội Khoa học kinh tế Việt Nam
(1997), Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý đô thị, Tài liệu tập huấn lưu hành nội bộ, Hà Nội.
2. GS.TS Nguyễn Thế Bá (1997), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị,
Nxb Xây dựng, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2005), Thơng tư số 70/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm
2005 hướng dẫn Quy chế quản lý tài chính đối với quỹ Đầu tư
phát triển thành phố Hà Nội, Hà Nội.
4. Bộ trưởng Bộ Xây dựng (1997), Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 ban hành quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Nxb Xây
dựng, Hà Nội.
5. Bộ Xây dựng (1999), Tài liệu hội nghị công bố và triển khai định hướng
quy hoạch tổng thể phát triển đô thị và định hướng phát triển cấp
nước đô thị Việt Nam đến năm 2020, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
6. Bộ Xây dựng (1999), Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị
Việt Nam đến năm 2020, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
7. Bộ Xây dựng (1999), Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm
2020, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
8. Bộ Xây dựng (2007), Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình quy định tại Nghị
định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ, Hà Nội.
9. Bùi Trọng Cầu (1/2007), "Tiếp cận tổng thể trong quy hoạch các hệ thống cơ sở hạ tầng", Tạp chí Xây dựng, (467), tr.28.
10. Bảo Châu (2006), Kỹ xảo thiết kế cảnh quang kiến trúc đô thị, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
11. TSKH. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 12. Chính phủ (2005), Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm
13. Chính phủ (2007), Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm
2007 về quản lý kiến trúc đơ thị, Hà Nội.
14. Chính phủ (2007), Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 22 tháng 03 năm
2007 về xây dựng ngầm đô thị, Hà Nội.
15. Trần Chủng (1/2007), "Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng cơng trình xây dựng - nền tảng để hội nhập quốc tế", Tạp chí Xây dựng, (487), tr.4.
16. Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam (2001-2006), Niên giám thống kê thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, Phòng Thống kê thành phố Tam Kỳ.
17. TS. Võ Kim Cương (2004), Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
18. PGS. Trần Đức Dục (2000), Một số vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư quy
hoạch và quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
19. Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (02/2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ
XIX, Công ty in Quảng Nam, Tam Kỳ.
20. Đảng bộ thành phố Tam Kỳ (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ
XVIII, Công ty in Quảng Nam, Tam Kỳ.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Lê Văn Giang (2007), "Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản", Tạp chí Xây dựng, (471), tr.6.
23. Lưu Đức Hải (2003), "Vấn đề nghĩa trang - an táng trong công tác quy
hoạch xây dựng đơ thị", Tạp chí Xây dựng, (9), tr.14.
24. Đinh Tuấn Hải (1/2007), "Vấn đề quản lý: một số khó khăn thường gặp
trong các dự án đầu tư xây dựng", Tạp chí Xây dựng, (487), tr.12. 25. Hiệp hội các đô thị Việt Nam (3/2002), Nâng cao năng lực quản lý đô
thị, Kỷ yếu hội thảo, Mỹ Tho.
26. Hiệp hội các đô thị Việt Nam (2003), Tổng hợp thông tin dự án nâng cao
năng lực quản lý môi trường, Công ty in Thống kê và sản xuất bao
27. Hiệp hội các đô thị Việt Nam (6/2004), Đô thị Việt Nam, Tài liệu lưu hành nội bộ, (số 1).
28. Hiệp hội các đô thị Việt Nam (12/2004), Đô thị Việt Nam, Tài liệu lưu
hành nội bộ, (số 2).
29. Hiệp hội các đô thị Việt Nam (5/2005), Đô thị Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ, (số 3).
30. Hiệp hội các đô thị Việt Nam (2006), Quản lý quy hoạch và phát triển đô
thị: Kinh nghiệm của liên minh Châu Âu, Cộng hòa Liên bang
Đức và Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quản lý quy hoạch và phát