04 Nguồn khai thác quỹ đất trên địa bàn 191 25,
2.2.2.6. Bộ máy quản lý nhà nước của thành phố Tam Kỳ
Việc rà soát, củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước ở Thành phố được hết sức chú trọng thực hiện, nhất là các cơ quan chuyên môn liên
quan đến công tác quy hoạch, quản lý đơ thị, quản lý đầu tư xây dựng... Tính đến thời điểm 30 tháng 5 năm 2006, bộ máy tổ chức của Uỷ ban nhân dân
thành phố Tam Kỳ bao gồm 14 phịng, ban hành chính và 11 đơn vị sự
nghiệp. Số lượng cán bộ công chức là 151 người, trong đó trình độ trên đại học 10; đại học, cao đẳng (và tương đương) là 92 người; Trung học chuyên nghiệp (và tương đương) là 38 người; trình độ sơ cấp là 11 người. Trình độ lý luận chính trị từ cao cấp trở lên 20 người, trung cấp 9 người (xem bảng phụ lục 1).
Điểm nổi bật trong bộ máy quản lý (có liên quan mật thiết đến quản lý
về kết cấu hạ tầng kỹ thuật) của thành phố Tam Kỳ là đã thành lập Ban Bồi
thường- giải phóng mặt bằng, tái định cư trực thuộc UBND thành phố (các đơ
thị thường khơng có tổ chức chuyên trách mà thành lập Hội đồng bồi thường theo từng dự án đầu tư, và giải tán sau khi cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng), chun trách thực hiện cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố
trí tái định cư cho tất cả các dự án thuộc mọi chủ đầu tư trên địa bàn, trên cơ
sở chỉ đạo của UBND thành phố và hợp đồng kinh tế với các chủ đầu tư. Điều
này đã tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho thành phố trong quá trình bồi thường- giải phóng mặt bằng phục vụ thi cơng các cơng trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn. Thành phố cũng đã thành lập Tổ tiếp nhận và giao trả hồ sơ trực
thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân- Uỷ ban nhân dân thành phố theo mơ hình “một cửa” góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch công tác.
Ngoài ra, thành phố đã thành lập 03 Ban quản lý dự án chuyên trách trực thuộc UBND thành phố, nhằm quản lý toàn bộ các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng trên địa bàn do thành phố làm chủ đầu tư, gồm BQL các dự án đầu tư và xây dựng (quản lý các dự án có nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách tập trung), Ban quản lý các dự án khai thác quỹ đất (quản lý các dự án có nguồn vốn từ quỹ đất). Đặc biệt, trong xây dựng và quản lý hạ tầng kỹ thuật, thành phố khơng duy trì các doanh nghiệp cơng ích mà tổ chức đấu thấu thực hiện các sản phẩm cơng ích, thơng qua một đầu mối quản lý trực thuộc UBND thành phố là Ban quản lý các cơng trình cơng cộng (đơn vị sự nghiệp có thu). Mơ hình này hiện đang được duy trì và phát huy hiệu quả tốt. Đây là điểm khá
khác biệt của Tam Kỳ so với nhiều thành phố trrong cả nước.
Để tăng cương công tác đảm bảo trật tự xây dựng đô thị, thành phố đã
thành lập Đội quy tắc đô thị trực thuộc UBND thành phố (điểm khác biệt so với nhiều đô thị cùng cấp trong cả nước). Đây là đơn vị sự nghiệp có thu, tự
đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thơng qua nguồn thu từ xử phạt vi
thành phố và phối kết hợp theo phân cấp với UBND các xã phường, chỉ đạo chuyên môn đối với lực lượng quản lý đô thị chuyên trách của các phường nội thành.
Hơn 5 năm qua, trong điều kiện cịn nhiều khó khăn phức tạp, song nhờ
quán triệt đường lối đổi mới của Trung ương và Tỉnh, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII, thành phố Tam Kỳ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phịng; kết cấu HTKT đơ thị có bước phát triển vượt bậc, tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của thành phố trong giai đoạn mới, cùng cả nước đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế..
Công tác quản lý nhà nước về kết cấu HTKT trên địa bàn thành phố đạt
được nhiều kết quả tốt; các cơng trình kết cấu HTKT được xây dựng đều cơ
bản tuân thủ đúng theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo cao trình thiết kế, đáp
ứng được yêu cầu trước mắt và định hướng phát triển lâu dài của thành phố.
Tiến độ thi cơng và chất lượng các cơng trình hầu hết đảm bảo theo đúng kế hoạch và thiết kế kỹ thuật thi cơng. Các cơng trình đã thể hiện được nét kiến
trúc hiện đại, đón đầu cho việc xây dựng đơ thị mới trong tương lai, như cơng trình đường Điện Biên Phủ và trục cảnh quan hai bên đường, đường Hùng Vương, cầu Tam kỳ II, tháp thu - phát sóng của Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Nam, Trung tâm thương mại Tam Kỳ, khu phố mới Tân Thạnh; các tuyến giao thông nội thị khác được chỉnh trang nâng cấp, hệ thống cây xanh, cảnh quan, điện chiếu sáng, thoát nước... được tăng cường Trong xây dựng Thành phố luôn chú trọng vấn đề cảnh quan chung của đô thị gắn với hệ thống xử lý chất thải, nước thải một cách tương đối có hệ thống... đã góp phần quan trọng làm cho bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng thay đổi khang trang, một đô thị trẻ xanh-sạch-đẹp đang từng bước phát triển rõ nét.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của một thành phố tỉnh lỵ thì những kết quả ấy mới chỉ là bước đầu. Bên cạnh những ưu điểm cơ bản, vấn
đề quản lý nhà nước về kết cấu HTKT đơ thị vần cịn một số tồn tại, khuyết điểm cần nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá, tìm ra những nguyên nhân để khắc
phục từ đó xây dựng những giải pháp tổ chức quản lý có hiệu quả nhất.