Kinh nghiệm về quy hoạch và quản lý quy hoạch

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 36)

Thành phố Đà Nẵng là một điển hình về quy hoạch phát triển đô thị, từ quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, thành phố

đã tập trung lập và phê duyệt gần 700 đồ án quy hoạch chi tiết, với diện tích

gần 5.500ha. Đây là cơ sở quan trọng cho giai đoạn “bùng nổ” về xây kết cấu HTKT và chỉnh trang đô thị của thành phố trong thời gian qua. Vấn đề là,

trong quy hoạch thành phố Đà Nẵng đã xác định được vai trò và tiềm năng của tự nhiên vốn có để có được định hướng phát triển đơ thị, đó là hướng biển và tiếp cận tự nhiên, với phương châm “kéo dài bờ biển, kéo dài dịng sơng”, khai thác hợp lý các yếu tố tự nhiên khác như sông, núi, đồng bằng, trung du..., nhờ đó Đà Nẵng đã vươn mình qua sơng Hàn, “thâu tóm” được khu vực rộng lớn phía Đơng Thành phố (khu vực quận III cũ), mở rộng phát triển đô thị theo bờ sông Hàn về phía Nam (khu vực cầu Tiên Sơn mới); đồng thời hình thành một số tuyến đường giao thơng ven biển như đường Liên Chiểu- Thuận Phước và Sơn Trà- Điện Ngọc...làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo của

thành phố. Quy hoạch chi tiết xác lập tương đối hoàn thiện một hệ thống các

không gian trung tâm, các điểm nhấn trọng yếu, đặc biệt gần đây vấn đề thiết

kế đô thị đang được quan tâm đúng mức, tạo điều kiện phát triển đô thị hiện

đại; trong quy hoạch đã hạn chế được việc chia lơ vụn vặt (mà có thời gian

dài rất phố biến ở thành phố)...Quy hoạch chi tiết vừa tuân thủ nghiêm quy hoạch chung, vừa có trọng tâm, trọng điểm gắn chặt với thực tế, nhờ vậy hạn chế tình trạng quy hoạch treo, quy hoạch kém chất lượng.

Công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng hạ tầng đô thị cũng từng

bước đi vào nề nếp, hạn chế dần những chồng chéo trong quản lý đơ thị giữa

các ngành có quan hệ mật thiết như: Sở Xây dựng (cơ quan quản lý quy hoạch), Sở Kế hoạch - Đầu tư (cơ quan quản lý đầu tư), Sở Tài nguyên- Môi

trường (quản lý đất đai), Sở Giao thông (cơ quan quản lý giao thông công

chính), các Ban quản lý dự án đầu tư, UBND các địa phương...

Với điều kiện của thành phố Tam Kỳ hiện nay, cần chú trọng thực hiện quy hoạch chi tiết trên tồn địa bàn, bởi vì nó có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong quản lý đất đai, xây dựng mà cịn thúc đẩy q trình hình thành các

cơng trình kết cấu HTKT, góp phần chỉnh trang, phát triển đơ thị. Trong quá trình lập quy hoạch cần lưu ý quan hệ vùng và các khu vực ven đô thị để mở rộng thành phố (khu vực này thường ít tốn kém kinh phí bồi thường, thuận lợi

cho đầu tư hạ tầng mới) gắn với phân kỳ đầu tư hợp lý đảm bảo tính khả thi cao; đồng thời tơn trọng và phát huy các yếu tố tự nhiên (biển, sông ngòi, đồi

núi...) nhằm đảm bảo cảnh quan hài hịa và mơi trường trong thiên nhiên trong

lành cho đô thị. Triển khai xây dựng kết cấu HTKT cần có sự phối hợp chặt

chẽ, đồng bộ giữa các ngành chủ quản.

Tuy nhiên, trên lĩnh vực này Thành phố Đà Nẵng vẫn còn bộc lộ khá nhiều bất cập, điển hình như: Chưa có tầm nhìn “thật xa, thật rộng”, chưa giải quyết tốt vấn đề không gian kiến trúc, thể hiện ở các tuyến đường ven biển, các ngôi nhà cao tầng quá gần biển, làm mất không gian cảnh quan thiên nhiên bãi biển (mà rất khó khắc phục). Thành phố Tam Kỳ cần tránh sai lầm này trong quy hoạch và xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng tại các xã

vùng Đông, nhất là tại xã biển Tam Thanh và khu vực dọc sông Trường

Giang, Bàn Thạch... Việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác quy hoạch, xây dựng HTKT còn nhiều hạn chế hoặc mạng nặng tính hình thức, chưa mạnh dạn mời các nhà quy hoạch nổi tiếng nước ngoài tham gia xây dựng quy hoạch địa phương. Mặc dù được khắc phục nhưng tình trạng quy hoạch xây dựng HTKT cơng cộng để chia lơ bán đất vẫn cịn ở một số dự án. Tổ chức mơi trường cịn ỷ lại lớn vào mơi trường tự nhiên chủ đạo sẵn có

mà quên đi việc cải thiện môi trường không gian tại các khu đô thị. Các đồ án

quy hoạch cũng như các cơng trình HTKT vẫn cịn thiếu tính khớp nối, thiếu

đồng bộ; nhiều khu dân cư hạ tầng công cộng phúc lợi xã hội, cây xanh...chưa đạt yêu cầu; vẫn còn nhiều đồ án chất lượng thấp, tính khả thi kém - “quy hoạch treo”, phải điều chỉnh nhiều lần. Lực lượng kiến trúc sư của thành phố tuy phát triển nhanh về số lượng (hơn 200 KTS) nhưng thiếu chuyên gia đầu ngành, trình độ chun mơn chưa đáp ứng u cầu ngày càng cao trong xây dựng phát triển thành phố... Ngoài ra, việc quản lý xây dựng HTKT còn chồng chéo giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành. Đây là những hạn chế mà hiện tại Tam Kỳ vẫn còn đang mắc phải (do hạn chế nguồn vốn và thiêú tầm nhìn xa trong quy hoạch) cần sớm khắc phục.

Các đô thị của CHLB Đức và Liên minh Châu Âu (nước có rất nhiều

quy hoạch, họ đặc biệt coi trọng sự tham gia của cộng đồng, xem như là một tất yếu, đảm bảo tính minh bạch của quy hoạch và sự tham gia này càng được gắn kết chặt chẽ thì mức độ thực hiện của đồ án quy hoạch càng rõ rệt và khả

thi cao hơn, bởi khơng ai khác ngồi cộng đồng hiểu rõ những vấn đề và các

thách thức đối với quy hoạch. Hình thức tham gia của cộng đồng gồm 08 mức khác nhau (từ cung cấp thông tin, trao đổi thông tin,..., trao quyền quyết

định). Tam Kỳ cũng giống như các đô thị khác trong cả nước, mới chỉ thực

hiện được một mức là cung cấp thông tin trong bước công bố quy hoạch, nếu chỉ dừng lại ở đây mà khơng có phản hồi thơng tin thì đồ án sẽ khơng có hiệu quả thực thi. Vì vậy, để cải thiện hiệu quả tham gia cộng đồng thành phố Tam Kỳ cần phải đổi mới trong phương thức tham gia của công đồng (quần chúng

được chủ động hơn, thông tin công khai hơn, nhiều hình thức tham gia trực

tiếp hoặc gián tiếp tuỳ điều kiện của từng địa phương).

Trong q trình đầu tư xây dựng đơ thị nói chung và kết cấu HTKT nói riêng, vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng quan trọng và rõ rệt. Đô thị ngày càng phát triển với quy mô lớn và năng động mà nếu chỉ dựa vào cơ quan

hành chính cơng để quản lý thì sẽ bị q tải và sơ cứng, trong khi đó khả năng

tham gia và kiểm soát các hoạt động của các tổ chức quần chúng trong phát triển đô thị lại không được khai thác. Mơ hình quản lý mà EU và CHLB Đức

đang áp dụng “cộng đồng- tư nhân- chính quyền” là mơ hình quản lý đơ thị và

kết cấu HTKT đơ thị có hiệu quả cao so với mơ hình khơng có cộng đồng tham gia. Tuy nhiên, yếu tố văn hoá và xã hội là rất quan trọng trong việc xem xét và lựa chọn hình thức tham gia của cộng đồng. Đây là phương pháp quản lý mới, có hiệu quả cao, nhưng chưa được các đô thị Việt Nam quan tâm. Trong thời gian tới chúng ta cần nghiên cứu triển khai thí điểm ở một số

đơ thị sau đó nhân rộng ra phạm vi cả nước.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 36)