Huy động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 89 - 92)

V Hạ tầng kỹ thuật

b) Huy động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Nguồn ODA: Thành phố Tam Kỳ đã và đang sử dụng nguồn vốn ODA

của nước ngoài đầu tư cho lĩnh vực HTKT như dự án cấp nước sạch của Phần

Lan, thóat nước và vệ sinh mơi trường của ADB, xử lý chất thải rắn của Tây

Ban Nha, cải tạo và nâng cấp hệ thống điện OPEC...Tuy nhiên, như nêu ở trên

trong giai đoạn 2006-2010 khả năng huy động nguồn vốn đầu tư ODA sẽ rất

lớn, vượt cả qui mô đầu tư từ ngân sách nhà nước (vượt 13,87%), do đó các

cơ quan tài chính- kế hoạch của thành phố cần phải hết sức chú ý đến nguồn

vốn này đảm bảo huy động được đủ lượng vốn theo kế hoạch đề ra và sử dụng có hiệu quả, đúng tiến độ.

Nguồn vốn ODA thường tài trợ cho một số mục đích nhất định trong

đó ưu tiên cho phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và HTKT nói riêng. Như

vậy, việc định hướng nhiều dự án phát triển HTKT đô thị Tam Kỳ từ nguồn ODA là hợp với thực tiễn đổi mới quản lý kinh tế hiện nay ở nước ta và quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới và khu vực.

Các dự án ODA đều phải được ký kết qua chính phủ Việt Nam nên qui trình soạn thảo và thực hiện một dự án ODA hết sức chặt chẽ đòi hỏi các cấp

đầu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt, theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định 87/CP ngày 05/8/1997 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý, sử dụng

nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (hiện nay đã được thay thế bởi Nghị định

rút vốn ODA được Bộ Tài chính hướng dẫn tại Quyết định số 96/2000/QĐ-

BTC ngày 12/6/2000. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ cần chú ý những điểm sau đây:

Thứ nhất, các dự án ODA đều đòi hỏi phần vốn đối ứng (chiếm khoảng

20-30% tổng vốn đầu tư cho các dự án). Việc bảo đảm cân đối nguồn vốn đối

ứng là rất quan trọng, theo kinh nghiệm thực hiện các dự án ODA, phần vốn đối ứng mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư nhưng lại rất lớn so

với nguồn lực tài chính của địa phương, hơn nữa có vai trị quyết định đến tiến độ đầu tư và tiến độ giải ngân. Để giải quyết tốt vấn đề này, một mặt UBND thành phố phải chủ động bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm theo phân cấp, mặt khác chủ động, tích cực làm việc với tỉnh và TW để được hỗ trợ (phấn đấu tối thiểu đạt 50% tổng vốn đối ứng)

Thứ hai, vấn đề giải ngân vốn ODA là hết sức quan trọng. Trong thực

tế đây là khâu đang gặp rất nhiều khó khăn; theo vụ Kinh tế quốc dân- bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 10/5/2007, nguồn vốn ODA toàn quốc đạt khoảng 1,216 tỷ USD (trong đó vốn vay 1,195 tỷ, vốn viện trợ khơng hoàn lại 21 triệu USD), tuy nhiên giải ngân mới đạt 709 triệu USD bằng 37% kế hoạch

năm. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt

dự án ODA quá dài và tốn kém; quá trình khởi động và thực hiện dự án rất chậm. Năng lực quản lý dự án, khung pháp lý về đầu tư công chưa đồng bộ, sự lúng túng của cơ quan chủ quản...

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đã và đang được tài trợ, tạo niềm tin đối với nhà tài trợ, tạo điều kiện thuận lợi để tranh thủ các dự án ODA tiếp theo. UBND thành phố phải tính tốn tiến độ, tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan sao cho

tiến độ giải ngân được thực hiện đúng kế hoạch đề ra, nâng cao năng lực quản lý dự án.

Thứ ba, các dự án ODA thường kèm theo một số điều kiện về mặt tổ

chức đầu tư (điều kiện về cung ứng thiết bị, công nghệ, thuê chuyên gia, đấu thầu...). Do vậy, ngay từ khâu vận động đầu tư, xây dựng dự án, thẩm định và

phê duyệt đến đàm phán điều ước quốc tế, tổ chức thực hiện UBND thành phố cần chú ý đảm bảo tính cơng bằng và hiệu quả của dự án, tránh tình trạng bị ép buộc từ phía nước tài trợ.

Thứ tư, các dự án ODA có thời gian thực hiện và trả vốn vay dài, điều

kiện vay khá ưu đãi nên trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án cơ quan chủ dự án và cơ quan thực hiện dự án khơng để ý hoặc khơng tính tốn hết khía cạnh hiệu quả kinh tế -xã hội của dự án, phương án trả nợ vốn vay. Điều

này đòi hỏi các cấp, các ngành khi xây dựng, phê duyệt và thực hiện dự án

ODA phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao trình độ kiến thức đủ khả

năng xây dựng và thực hiện dự án ODA có hiệu quả thực sự.

Nguồn FDI: Đây là nguồn đầu tư quan trọng cho phát triển kinh tế- xã

hội mà chưa thực sự được khai thác hết tiềm năng. Vì vậy trong thời gian đến tỉnh và thành phố cần có các chính sách cụ thể để thu hút đầu tư đó là: tạo mơi

trường đầu tư lành mạnh, thơng thống để kêu gọi các dự án FDI trên địa đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ và khu đô thị mới của

Thành phố. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đưa hình ảnh của Thành phố Tam Kỳ với người

nước ngoài, tạo trang web trên mạng Internet. Đặc biệt, Tỉnh và Thành phố

phải đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, giải quyết nhanh gọn thủ tục

cho nhà đầu tư, nhất là về cấp phép đầu tư, thu hồi đất giao đất, cho thuê đất, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư, đồng thời

tạo lập các điều kiện cần thiết như đào tạo nghề, chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng đồng bộ và sự ổn định về trật tự an tồn xã hội. Bên cạnh đó, trên

cơ sở quy định pháp luật hiện hành, UBND Tỉnh cần quan tâm vận dụng, tạo điều kiện tối đa về mặt pháp lý ưu đãi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI) khi đến đầu tư trên địa bàn Thành phố...

Phấn đấu huy động nguồn kinh phí này đạt 10% (khoảng trên 561 tỷ

đồng) trong tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng đô thị giai đoạn 2006-2010, để đầu tư CSHT cho các khu công nghiệp, dịch vụ- dân cư, khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)