tầng kỹ thuật đô thị
Thứ nhất, hiệu quả hoạt động, điều hành và quy mô, năng lực của bộ
máy quản lý nhà nước Trung ương cũng như tại các đô thị có tác động rất lớn và trực tiếp đến hiệu quả quản lý kết cấu HTKT đô thị. Nếu bộ máy tinh gọn và hiệu quả, sẽ tiết kiệm chi thường xuyên tăng các khoản chi cho đầu tư phát triển, đồng thời có khả năng thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư, nhất là các nguồn đầu tư nước ngồi, các chương trình mục tiêu Chính phủ. Đối với quản lý nhà nước về kết cấu HTKT, yếu tố quan trọng nhất trong bộ máy tổ chức và cán bộ là trình độ cán bộ làm cơng tác quy hoạch, kế hoạch, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng... Nếu đội ngũ cán bộ này thật sự có năng lực, phẩm chất tốt thì sẽ tham mưu cho chính quyền đơ thị quản lý, điều tiết hiệu quả, hạn chế lãng phí trong quá trình đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu
HTKT đô thị.
Thứ hai, việc quản lý các cơng trình kết cấu HTKT chịu ảnh hưởng
khá lớn về vấn đề sở hữu: đầu tư của Nhà nước hay của các thành phần kinh tế khác; cơng trình đó do ai quản lý sử dụng... Nếu do Nhà nước đầu
tư sẽ dễ tập trung được nguồn vốn lớn, xây dựng cơng trình được đồng bộ hơn, có thể đầu tư những cơng trình mà hiệu quả kinh tế rất thấp, nhưng
hiệu quả xã hội cao hoặc có tác dụng tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, về lâu dài có lợi cho nền kinh tế quốc dân. Nếu là nguồn vốn của tư nhân hay doanh nghiệp (trừ vốn đầu tư nước ngồi) thì sẽ ngược lại. Tất nhiên, nếu nguồn vốn của nhà nước thì vấn đề đặt ra là phải quản lý và sử dụng nó như thế nào cho có hiệu quả, hạn chế thất thốt do các hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí hoặc các hiện tượng tiêu cực khác. Vấn đề quản lý quản lý khai thác, sử dụng các cơng trình kết cấu HTKT cũng có
ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố nêu trên: cơng trình thuộc sở hữu nhà nước, thường kéo theo việc hình thành các tổ chức để quản lý vận hành; chi phí
quản lý, vận hành được chi từ nguồn ngân sách... làm tăng thêm gánh nặng cho quản lý nhà nước ở lĩnh vực này. Cơng trình do khu vực kinh tế ngoài
Nhà nước đầu tư và quản lý thì khắc phục được hạn chế vừa nêu, nhưng lại
tạo ra khó khăn trong việc thực hiện một số mục tiêu định trước của Nhà
nước, như điều hòa sự phát triển kinh tế giữa các vùng thuận lợi và khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội, dân sinh, vấn đề đảm bảo quốc phòng
an ninh, trật tự xã hội, giữ gìn mơi trường sinh thái.
Tính phức tạp trong quản lý nhà nước về HTKT tăng tỷ lệ thuận theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương hay quốc gia. Bởi vì, một mặt sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tăng tỷ trọng ngành kinh tế công nghiệp, thương mại- dịch vụ sẽ đòi hỏi sự phát triển kết cấu
HTKT tương ứng. Mặt khác, kinh tế phát triển mới có khả năng tích lũy nội
bộ nền kinh tế và thu hút các đối tác từ bên ngoài (kể cả trong và ngoài nước)
đầu tư xây dựng kết cấu HTKT, đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại-dịch vụ. Điều đó, tất yếu làm tăng quy mơ, chất lượng, tính hiện đại, đa dạng phức tạp của các cơng trình HTKT, dẫn đến đòi hỏi cấp thiết,
khách quan là phải không ngừng đổi mới, nâng cao trình độ quản lý của chính quyền các cấp trên lĩnh vực này.
Thứ ba, cơ chế chính sách của Nhà nước TW và địa phương sẽ tạo ra
hành lang thuận lợi hoặc kìm hãm sự phát triển. Trước hết là hệ thống pháp lý
như Luật khuyến khích đầu tư, Luật đất đai, Nhà ở, các văn bản pháp luật về
quản lý đầu tư xây dựng... sau đó là các cơ chế chính sách khuyến khích đầu
tư như miễn giảm thuế, cho thực hiện khấu hao nhanh, chính sách về nhà ở, đất đai, bồi thường- giải phóng mặt bằng và các cơ chế chính sách về quản lý
sử dụng khai thác các cơng trình kết cấu HTKT như: quy định về chế độ sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, vấn đề thu hồi vốn để tái đầu tư. Tất nhiên, nếu hệ thống chính sách, pháp luật thơng thóang, sẽ tạo điều cho các nhà đầu tư trong
và ngoài nước mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực kết cấu HTKT. Tuy nhiên, sự
thoáng mở thường dẫn đến sự thiếu đồng bộ, hoặc thiếu chặt chẽ, khó kiểm sóat ở một số địa phương hoặc từng lĩnh vực. Thực tế, ở nước ta cơ chế
40 tỉnh, thành trực thuộc TW đã “vận dụng” đề ra các quy định khuyến khích
đầu tư vượt rào, mà vừa qua Chính phủ phải ra quyết định hủy bỏ.
Thứ tư, môi trường chính trị ổn định là nhân tố quan trọng để tăng khả
năng đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế những năm qua cho thấy các quốc gia kém ổn định về chính trị như Pakistan, Apganistan hay vùng Trung Đông, tốc độ tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đầu tư nước ngoài giảm mạnh, đầu tư xây dựng kết cấu HTKT rất thấp. Ngoài ra các điều kiện về môi trường tự
nhiên, tâm lý xã hội cũng là những yếu tố cần được lưu ý trong quá trình quản lý nhà nước về kết cấu HTKT.