Thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích là ba thể loại tiêu biểu tạo nên

Một phần của tài liệu Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam (Trang 149 - 150)

diện mạo truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Các thể loại này hiện tồn và gắn chặt với đời sống tín ngưỡng, nghi lễ trong đời sống các dân tộc. Đời sống tín ngưỡng có thể vừa là môi trường vừa là lý do tồn tại, lưu truyền của truyện kể. Truyện kể có thể bắt nguồn từ tín ngưỡng vừa có thể giải thích cho tín ngưỡng qua các sinh hoạt nghi lễ. Các thể loại này cũng vận động, biến đổi và ảnh hưởng qua lại với nhau rất rõ rệt. Truyện kể dân gian các dân tộc khu vực này đã phản chiếu sinh động không gian tự nhiên, lịch sử xuất hiện, sinh tồn và đặc điểm tổ chức xã hội, tổ chức gia đình của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Đó là một không gian cư địa đa dạng, phong phú không chỉ ở điều kiện tự nhiên, xã hội mà còn là

không gian hội tụ nhiều sắc màu văn hóa vừa thống nhất vừa riêng biệt của các tộc người. Đó là những trang sử đấu tranh giành đất, giữ đất và chiến đấu chống giặc ngoại xâm kiên cường của các dân tộc. Đó là một xã hội đã có sự phân tầng giai cấp nhưng vẫn còn đây đó tinh thần dân chủ cộng đồng, là một xã hội đã thịnh hành chế độ phụ hệ nhưng vẫn còn tàn dư của chế độ mẫu hệ. Khám phá truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, chúng ta có thể bắt gặp một hệ thống hình ảnh đặc thù như cây tre, con hổ, con rắn, các loại nhạc cụ…Các hình ảnh này gắn chặt với không gian cư địa, tín ngưỡng và đời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số, phản ánh tâm hồn yêu lao động, yêu nghệ thuật và khát vọng vươn lên dựng xây cuộc sống.

Một phần của tài liệu Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w