6 truyện, dân tộc Tày có 5 truyện còn một truyện của dân tộc Giáy.
3.4.1. Truyện có nhân vật là loài vật
Biểu đồ 3.12. Thống kê truyện cổ tích có nhân vật là loài vật
Type truyện này chiếm tỉ lệ lớn trong tiểu loại truyện cổ tích loài vật các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc với 38 truyện của 8 dân tộc Tày, Thái, Hmông, Dao, Lô Lô, Giáy, Nùng, Mường. Trong type truyện này, nhân vật loài vật xuất hiện rất phong phú, bao gồm những con vật nuôi quen thuộc như mèo, trâu, bò, gà.. và đặc biệt là những loài vật đặc trưng của núi rừng như hươu, hoẵng, khỉ, hổ, gấu, voi, sóc…Một số loài dưới nước như ba ba, rùa, cá…cũng là đối tượng phản ánh của truyện cổ tích loài vật. Sự đa dạng trong hệ thống nhân vật loài vật phản ánh sự đa dạng trong thực tế đời sống cư trú, lao động, canh tác của các dân tộc. Miền núi phía Bắc hội tụ nhiều dân tộc, có dân tộc sinh sống chủ yếu ở vùng cao như Hmông, Dao và có cả các dân tộc sinh sống ở vùng thấp như Tày, Thái, từ đó, nền sản xuất nương
rẫy xen kẽ với sản xuất lúa nước, chăn nuôi gia đình xen kẽ với săn bắn, hái lượm tự nhiên. Do đó, đồng bào khu vực này có thể tiếp xúc với nhiều loài vật ở các môi trường khác nhau.
Phần lớn truyện kể có nhân vật là loài vật có nội dung giải thích đặc điểm hình thức và một số đặc tính sinh học của các loài một cách mộc mạc, hồn nhiên đôi khi xen vào cả yếu tố hài hước. Truyện Mặt hươu nhăn nhúm của dân tộc Dao giải thích những vết nhăn nhúm trên mặt loài hươu bằng câu chuyện xung đột giữa Hươu và Châu chấu. Châu chấu nhỏ bé thường giật thót mình vì tiếng kêu của Hươu nên đề nghị Hươu không làm như thế nữa. Hươu cậy to lớn hơn không chịu nên bị Châu chấu gọi họ hàng đến bày mưu cả đàn lao vào trị cho Hươu một trận. Từ đó, Hươu ít kêu và nhất là những vết sẹo trên mặt thì không bao giờ thay đổi được. Truyện Tại sao ngày nay gấu cụt đuôi của người Tày lại lý giải đặc điểm hình thức của loài này bằng câu chuyện khá thú vị rằng, trước đây mèo và gấu là hai chị em. Mèo dạy gấu cách trèo lên cây nhưng không dạy cách leo xuống. Thế là gấu bị ngã và từ đó cụt mất đuôi. Truyện Bò và cóc của đồng bào Dao được kể nhằm giải thích vì sao bụng cóc lại tròn, to và chúng thường chỉ loanh quanh những xó tối…
Kết cấu truyện cổ tích loài vật với các nhân vật là loài vật thường ngắn gọn, đơn giản, không nhiều nhân vật. Truyện thường xoay quanh một cuộc gặp gỡ, tranh luận, xung đột hoặc thi tài giữa các con vật, kết quả là để lại dấu tích trên các loài vật.
...Trong nhóm truyện này, xuất hiện khá phổ biến truyện về những con vật thông minh trong quan hệ đối lập với con vật to khỏe mà ngu dốt là con hổ. Bên cạnh con thỏ thông minh quen thuộc xuất hiện trong truyện cổ tích nhiều dân tộc, ở các dân tộc miền núi phía Bắc, chúng tôi thấy xuất hiện thêm hình ảnh con cóc, con ếch thông minh luôn dùng mưu trí thắng hổ “hữu dũng vô mưu”. Đây là những con vật rất bình dị, dân dã trong đời sống nhưng cũng được đồng bào các dân tộc quan tâm chú ý đến. Truyện Hổ và cóc của dân tộc Tày là một ví dụ điển hình. Truyện kể rằng hổ và cóc vốn là một đôi bạn. Một ngày, hai con vật thi nhảy. Cóc nhanh trí bám vào đuôi hổ nên thoắt một cái đã sang bờ bên kia trước. Hổ sợ quá cúp đuôi chạy mất và từ đó không dám gặp mặt cóc.
...Có thể nói, nhóm truyện cổ tích này đã phản ánh khái quát thế giới các loài vật đa dạng, phong phú bằng một cảm quan hồn nhiên, mộc mạc. Đó là cách con người truyền lại cho nhau những tri thức về thế giới tự nhiên và ít nhiều, thái độ, tình cảm của đồng bào với những loài vật sống xung quanh mình.