Truyện về người tiêu cực

Một phần của tài liệu Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam (Trang 106 - 108)

4 dân tộc Tày, Thái, Hmông, Nùng, trong đó, số lượng truyện chủ yếu thuộc về ha

3.3.3. Truyện về người tiêu cực

Biểu đồ 3.10. Thống kê truyện cổ tích về người tiêu cực

Đây có thể coi là một hình thức phái sinh của hai nhóm truyện về nhân vật thông minh và nhân vật hiếu nghĩa. Với 18 truyện của 6 dân tộc Tày, Thái, Dao, Nùng, Hà Nhì, Giáy, nhóm truyện đã góp phần phản ánh đời sống hiện thực đầy đủ hơn với cái nhìn và thái độ khách quan của các tác giả dân gian. Nhân vật chính của nhóm truyện là những anh chàng ngốc nghếch hoặc những người có tính cách và phẩm chất không tốt.

Trước hết, một lần nữa chúng ta lại thấy xuất hiện những cốt kể xoay quanh nhân vật người con rể trong quan hệ với gia đình vợ đặc biệt là bố mẹ vợ nhưng nội dung và kết cấu đã có những biến đổi nhất định so với truyện kể về các chàng rể thông minh. Nhân vật chính là những chàng rể láu lỉnh thường tìm cách lừa gạt, chơi khăm bố mẹ vợ lắm khi làm cho bố mẹ vợ rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười. Truyện kể thuộc nhóm chủ đề này có xuất hiện ở khá nhiều dân tộc như Con rể láu cá, Chàng rể ăn tham (Tày), Thằng rể lừa đảo, Thằng rể tham lam (Dao), Chàng rể lười

(Nùng) ...Trong các truyện thuộc nhóm này, yếu tố hài hước đặc biệt được bộc lộ nhiều và thường xuyên, vì thế, một số nhà sưu tầm và nghiên cứu gọi chúng là những

truyện cười. Ví như nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật cho rằng kiểu truyện này thuộc thể loại truyện cười đả kích thói lợi dụng tục ở rể và đó cũng là loại truyện cười đáng chú ý nhất (cùng với truyện cười đả kích tầng lớp trên). Tuy vậy, xem xét những cốt kể này cùng với nhóm truyện về chàng rể thông minh đã nói tới ở trên chúng tôi cho rằng đây là sự phản ánh một cách khái quát, chân thực và sinh động về một mối quan hệ gia đình có liên quan đến một phong tục đặc trưng trong đời sống các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Đó là chủ đề, nội dung của bộ phận cổ tích sinh hoạt. Thực tế, việc ở rể và quan hệ giữa chàng rể với bố mẹ vợ có thể có những biến đổi nhất định. Do đó, trong truyện kể phản ánh về mối quan hệ này, các nhân vật liên quan như chàng rể, bố mẹ vợ được miêu tả mang đặc điểm ở cả hai mặt đối lập: thông minh và láu cá, đáng khen và đáng trách, đáng thương và đáng giận. Và đó là một sự phản ánh theo logic của cổ tích sinh hoạt. Điều này tạo nên một type truyện riêng biệt độc đáo trong truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Sự thông minh hay láu cá của những chàng rể có lẽ bắt nguồn từ địa vị của nhân vật này trong đời sống thực như nhà nghiên cứu E.M.Mêlêtinxki đã nhận xét: Địa vị hèn kém của chàng trai (cô gái) trong nhà bố vợ (hoặc bố chồng) về mặt nhân chủng học nó được giải thích bằng địa vị chú rể là một kẻ làm thuê trong chế độ “hôn nhân gửi rể để trả công” và bằng địa vị của nàng dâu trong chế độ kinh tế phụ hệ của nhà chồng [31, tr 101].

Nhân vật tiêu cực còn có những người vợ trăng hoa, những người chồng hoang phí, bạc tình bạc nghĩa, những đứa con bất hiếu…Nhân vật và chủ đề của nhóm truyện này thường xoay quanh phạm vi gia đình với những mối quan hệ gần gũi như vợ chồng, bố mẹ - con cái. Các truyện có thể kể đến như: Nguồn gốc con khỉ, Người vợ dối gian, Người chồng hoang phí, Nguồn gốc cái khốt, Ngọt miệng chua lòng (Tày).

Loại nhân vật tiêu cực đối lập với nhân vật thông minh chủ yếu là những chàng ngốc. Giống như truyện của người Việt, những truyện kể về nhân vật ngốc thường chứa đựng yếu tố khôi hài. Có một điểm độc đáo là kết thúc những truyện về chàng ngốc là kết thúc có hậu. Truyện Chàng ngốc học khôn của dân tộc Giáy kể rằng chàng ngốc được vợ cũ xin trở lại chung sống vì ngẫu nhiên đọc thuộc được những câu thơ mà thầy dạy. Còn chàng ngốc trong truyện Chàng ngốc đi học của dân

tộc Nùng thì cuối cùng đỗ Trạng Nguyên vì đã ra sức học hành. Hai cách kể khác nhau nhưng đều gặp nhau ở chỗ đề cao vai trò, tầm quan trọng của việc học đối với sự biến đổi số phận và đời sống của con người.

Một phần của tài liệu Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w