Khái quát chung

Một phần của tài liệu Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam (Trang 43 - 45)

9 Pu Péo 2 11 10Lô Lô3

2.1.1.Khái quát chung

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Huế, ở dân tộc Việt,một dân tộc chủ thể và có lịch sử khá phát triển của Việt Nam thì những thể loại văn học dân gian như thần thoại, sử thi, truyện cổ tích loài vật…hầu như có số lượng ít ỏi, không còn ở dạng nguyên thủy hoặc bị đứt đoạn, chia nhỏ, lưu lại được rất ít dấu vết cổ sơ (…). Ngược lại, trong kho tàng văn học các dân tộc ít người Việt Nam đã tồn tại một hệ thống thần thoại chứa đầy những biểu trưng, những hình tượng, những liên tưởng tương tự với những sự hình thành lịch sử tổ tiên của các dân tộc ấy [36, tr 56]. Thần thoại các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc cũng nằm trong tình hình ấy với một nguồn truyện kể còn được lưu giữ dồi dào, phong phú. Mỗi dân tộc đều còn lưu giữ được những cốt truyện thần thoại của mình. Hiện chúng tôi thống kê được 51 bản kể thần thoại của 11 dân tộc Tày, Thái, Hmông, Dao, Mường, Mảng, Hà Nhì, Giáy, Lô Lô,

Pu Péo, Khơ Mú, Mảng trong đó dân tộc Tày có số lượng nhiều hơn cả (13/51 truyện). Các dân tộc Thái, Mường, Hmông, Dao có số truyện tương đương nhau và đứng thứ hai về số lượng. Đồng bào các dân tộc đã cố gắng lý giải về hiện thực khách quan dựa vào trí tưởng tượng và cách tư duy nguyên thủy của họ. Xuất phát từ cùng một quan niệm, cùng trình độ nhận thức tương tự nhau nên hầu hết các cốt kể đều tưởng tượng rằng ban đầu, vũ trụ, vạn vật và con người đều ở tình trạng ngược với thực tại, qua sự kiến tạo, tác động của các đấng thần siêu nhiên mà tạo thành thế giới với hình dạng và đặc điểm như hiện tại. Nói cách khác, khi con người tiếp xúc với tự nhiên và bắt đầu xuất hiện nhu cầu khám phá lý giải tự nhiên, họ cho rằng không phải “tự nhiên nhi nhiên” mà tất cả là do bàn tay sắp đặt và tác động của các vị thần. Tất nhiên ở từng dân tộc, từng nhóm truyện cụ thể thì cách kể, cách hình dung và lý giải về các vấn đề tự nhiên và xã hội cũng có nhiều điểm khác biệt.

Thần thoại các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc thường gắn kết chặt chẽ trong các hoạt động nghi lễ chứ không tồn tại một cách riêng rẽ. Phần lớn thần thoại các dân tộc được hát kể trong sinh hoạt nghi lễ, tín ngưỡng. Thần thoại các dân tộc Mường, Hmông, Thái hiện hữu khi đồng bào các dân tộc tổ chức nghi lễ tang ma. Trong không khí linh thiêng đưa tiễn người đã mất về thế giới bên kia, các thầy mo thường hát, kể những áng văn dài kể về nguồn gốc trời đất, nguồn gốc loài người, những kỳ tích ban đầu của loài người…Cốt truyện thần thoại các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là những cốt kể dài, chứa đựng nhiều tình tiết, sự kiện, phản ánh nhiều nội dung, đề tài có logic, xâu chuỗi nhất định với nhau. Đặc điểm này có khác với thần thoại dân tộc Việt khi các cốt kể của dân tộc Việt hầu như đều ngắn gọn, thường chỉ xoay quanh một nhân vật, một sự kiện, một hiện tượng nào đó. Có lẽ chính đời sống nghi lễ đã tạo ra môi trường lưu giữ bền vững cho thần thoại các dân tộc này tốt hơn so với dân tộc Việt.

Thần thoại các dân tộc khu vực này có sự giao thoa, xâm nhập với một số thể loại khác. Nghĩa là, thần thoại tham gia và trở thành chất liệu cho một số thể loại khác như truyền thuyết, cổ tích và nhất là bộ phận dân ca nghi lễ, phong tục. Ngược lại, tìm trong dân ca chúng ta lại có thể khai thác được những giá trị thần thoại mà nó không hiện hữu thành những truyện kể một cách rõ rệt. Và cho dù thần thoại các dân

tộc thiểu số mới chỉ là một hình thức nghệ thuật “vô ý thức” nhưng chúng cũng để lại những giá trị khoa học, nghệ thuật đáng ghi nhận.

Một phần của tài liệu Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam (Trang 43 - 45)