4 dân tộc Tày, Thái, Hmông, Nùng, trong đó, số lượng truyện chủ yếu thuộc về ha
3.2.3. Truyện về người con riêng
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thống kê có 22 truyện của 8 dân tộc Tày, Thái, Hmông, Mường, Dao, Pu Péo, Lô Lô, Khơ Mú thuộc về kiểu truyện người con riêng. Kết quả này tương ứng với khẳng định của nhiều nhà nghiên cứu trước đây về mức độ phổ biến của kiểu truyện này trong kho tàng truyện cổ tích các dân tộc ở Việt Nam, Đông Nam Á và thậm chí trên phạm vi thế giới. Trong 8 dân tộc, người Tày có số lượng truyện nhiều hơn cả (6/22 truyện). Ở một tộc người mà trình độ xã hội phát
triển mạnh kéo theo sự phân hóa giai cấp rõ rệt như dân tộc Tày thì truyện kể về số phận con riêng chiếm số lượng phong phú cũng là điều hợp lý.
Biểu đồ 3.5. Thống kê truyện cổ tích về nhân vật con riêng
Người con riêng cũng là một trong số nhân vật trung tâm của truyện cổ tích thần kỳ xuất hiện ở giai đoạn xã hội thị tộc chuyển sang xã hội gia đình. Đứa con riêng, khi mẹ mất đi sẽ bị rơi vào địa vị kẻ tôi tớ bị dì ghẻ - người xuất thân từ một dòng họ huyết thống khác - đày đọa. Nói chung, kiểu truyện này của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc có nhiều nét tương đồng với truyện của người Việt, có thể do sự giao lưu, tiếp nhận của nhau giữa các dân tộc, cũng có thể vì chúng nảy sinh trong cùng một điều kiện xã hội. Sự tương đồng thể hiện ở những motif như: đứa trẻ mồ côi bị đối xử bất công, cuộc hôn nhân lý tưởng, bị giết hại và liên tục biến hình, đoàn tụ và trừng trị…Đây là những motif quan trọng tạo nên khung kết cấu cho kiểu truyện này.
... Tuy vậy, qua khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận thấy nhiều nét khác biệt trong truyện kể của các dân tộc ở miền núi phía Bắc. Ngoài dạng kết cấu điển hình với đầy đủ các motif cốt lõi của kiểu truyện người con riêng thường thấy (như truyện Tấm Cám của dân tộc Việt), ở đây xuất hiện những truyện kể có dạng kết cấu giản lược không điển hình trong đó chủ yếu nhấn mạnh đến xung đột dì ghẻ - con riêng, truyện kết thúc ngay sau khi người con riêng được trợ giúp trở nên hạnh phúc,
mẹ con dì ghẻ phải chịu hậu quả. (Mẹ con nàng hổ- dân tộc Thái, Người con riêng, Dì ghẻ con chồng- dân tộc Tày, Chang Boong Nheng, Con Côi- dân tộc Mường). Những truyện thuộc kiểu kết cấu này không có một số motif như cuộc hôn nhân lý tưởng, bị giết hại và liên tục biến hình… Đặc biệt có một số truyện kể về số phận người con riêng là nam. (Người dì ghẻ độc ác - dân tộc Dao, Con trâu hoa - dân tộc
Hmông). Bên cạnh xung đột con chung- con riêng, một số dân tộc còn phản ánh quan hệ con riêng - con riêng bên cạnh xung đột dì ghẻ - con chồng. Không thấy xuất hiện motif hai cô gái tranh làm chị, không ai chịu làm em – một motif được coi là cổ xưa nhất trong một số bản kể của người Chăm (theo Nguyễn Tấn Đắc) hay motif phần thưởng cái yếm đỏ - đầu mối của mọi xung đột, mâu thuẫn như trong truyện của người Việt.
...Trong kiểu truyện này của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, nhân vật trợ giúp người con riêng được thể hiện rất độc đáo, riêng biệt. Trong truyện cổ tích
Tấm Cám của dân tộc Việt, nhân vật trợ giúp quen thuộc là ông Bụt hiền từ luôn hiện
lên đúng lúc để cứu giúp cô Tấm vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Theo nhận định của nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh thì ông Bụt trong truyện cổ tích có nguồn gốc từ Đức Phật nhưng đó là Đức Phật đã được dân gian hóa. Trong truyện cổ tích về người con riêng của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, nhân vật trợ giúp thần kỳ xuất hiện dưới hai dạng thức đặc biệt. Dạng một là người mẹ đã chết hiện về và các hình thức hóa thân của người mẹ. Dạng hai, nhân vật trợ giúp là loài vật, cụ thể là con hổ và con trâu trong đó dạng thức thứ nhất chiếm tỉ lệ nhiều hơn. Đặc điểm này theo chúng tôi có thể lý giải trước hết từ phương diện xã hội học. Khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, xã hội phong kiến bắt đầu hình thành gắn với sự phân hóa giai cấp, sự hình thành gia đình phụ quyền thì trong đời sống các dân tộc thiểu số, người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ hoặc lấy vợ lẽ khi người vợ cả mất. Vị trí người vợ cả trong gia đình bị hạ thấp, thậm chí bị hắt hủi, xua đuổi và chấp nhận một bi kịch là phải bỏ nhà ra đi hoặc mất sớm. Đứa con của người vợ cả ở cùng cha và phải sống chung với dì ghẻ, chịu đựng sự ghẻ lạnh, áp bức từ phía dì ghẻ và sự ganh tị của những chị, em cùng cha khác mẹ. Cả người vợ cả và đứa con riêng đều trở thành những nạn nhân đáng thương trong chế độ xã hội cũ. Vì thế, trong các câu chuyện cổ tích, các tác giả dân gian thể hiện sự thương xót, đồng cảm và khẳng định
sức sống mãnh liệt, tinh thần đấu tranh của những người mẹ, người vợ bất hạnh đó bằng cách để cho nhân vật người mẹ trở lại trực tiếp hoặc gián tiếp qua các dạng hóa thân để trợ giúp cho những đứa con côi của mình. Dạng thức này còn bắt nguồn từ tâm lý, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc. Đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tô tem giáo của người nguyên thủy. Họ tin rằng ông bà, cha mẹ chết đi trở nên linh thiêng và thường tìm cách phù trợ cho con cháu, đặc biệt là người mẹ. Cơ sở của tín ngưỡng thờ tổ tiên là niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết và mối quan hệ giữa linh hồn người đã chết với những người còn sống. Điều này đã chi phối mạnh mẽ và được thể hiện rõ nét trong những truyện kể về người con riêng bất hạnh.
....Dạng nhân vật trợ giúp thứ hai trong truyện cổ tích về người con riêng các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là một con vật thần kỳ, có khả năng phân biệt người xấu người tốt, có thể nôn ra vàng ra bạc giúp đỡ đứa con côi... Có hai loại con vật xuất hiện là con hổ và con trâu, trong đó, con hổ chiếm tỉ lệ cao hơn (3/4 truyện). Điều này thống nhất với việc con hổ cũng là một con vật mà người mẹ đã chết thường xuyên hóa thân thành để trở lại giúp đỡ đứa con riêng. Đặc điểm này chúng tôi coi như một đặc trưng truyện kể các dân tộc miền núi phía Bắc và sẽ trở lại ở chương cuối.
Về motif bắt chước không thành công, trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy motif này được sử dụng với tần suất lớn và có nhiều dạng thức độc đáo.
Dạng thức thứ nhất của motif này được kể như sau: Người con riêng bị bắt phải làm việc vất vả, nặng nhọc nhưng được nhân vật thần kỳ giúp đỡ nên càng trở nên khỏe mạnh, xinh đẹp và có nhiều quần áo đẹp. Mẹ con mụ dì ghẻ tra hỏi và được người con riêng mách rằng: bò đái thì uống, bò ỉa thì ăn hoặc thọc tay vào lỗ đít trâu hoặc ăn phân vịt hoặc lặn theo vịt xuống đáy đầm…Mẹ con mụ dì ghẻ bắt chước nhưng luôn phải chịu hậu quả ngược lại. Điểm độc đáo trong dạng thức thứ nhất của motif này là sự lựa chọn nội dung lời mách bảo. Đó là lời nói chứa đựng sự phi lý nhưng vẫn tạo cảm giác có lý cả về phương diện nghệ thuật và phương diện đời sống hiện thực. Về phương diện nghệ thuật, trong cổ tích thần kỳ, mọi tình huống, sự việc bất thường đều có thể xảy ra. Nghĩa là việc ăn phân, uống nước đái trâu bò, ăn phân vịt và được giúp đỡ không phải là việc không thể xảy ra. Cái lý trên
cơ sở hiện thực là người con riêng bất hạnh chỉ biết đến làm việc quần quật suốt ngày, chỉ biết ở với trâu, bò, vịt thì dường như đấy là một việc rất có cơ sở. Sự lựa chọn hình ảnh dân dã, thô mộc ấy tạo cảm giác về một cuộc sống thực như nó đang diễn ra vậy.
. Các bản kể của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam không có chi tiết này. Tuy vậy, chúng tôi lại tìm thấy những nét tương đồng trong các bản kể của các dân tộc ở miền Nam Trung Quốc. Ở đó, trâu là nhân vật trợ giúp thần kỳ, trâu thường giúp cô gái kéo sợi, dệt vải, thêu thùa bằng cách “trâu ăn đay ỉa ra sợi, trâu ăn sợi ỉa ra vải”, có khi trâu ỉa ra đủ thứ như quần áo và giày tất mới. Và đó cũng là căn nguyên dẫn đến motif “bắt chước không thành công”. Như vậy, theo chúng tôi, dạng thức thứ nhất của motif “bắt chước không thành công” trong các truyện kể của các dân tộc miền núi phía Bắc có thể có sự tiếp nhận và ảnh hưởng từ truyện kể của các dân tộc miền Nam Trung Quốc. Sự ảnh hưởng này có thể lý giải từ nguồn gốc dân tộc học. Bởi lẽ, các dân tộc Hmông, Dao từng là những dân tộc chung nguồn gốc. Tổ tiên của họ đã từng định cư khá đông ở Nam Đông Á (nay là miền Nam Trung Quốc). Về sau, họ di cư về phía Tây, Tây Nam và đến Việt Nam tìm cuộc sống tự do và công bằng. Người Tày, Thái từng có chung nguồn gốc với dân tộc Choang. Do đó, trong kí ức của họ, “tín ngưỡng trâu” vẫn còn vọng về. Tuy nhiên, trong quá trình cộng cư cùng các dân tộc thiểu số bản địa khác, văn hóa tín ngưỡng của các dân tộc này cũng có những biến đổi. Bên cạnh biểu tượng trâu, một số loài vật khác gắn bó với cuộc sống nông nghiệp như bò, vịt đã được đồng bào các dân tộc đưa vào các truyện kể của mình.
Motif bắt chước không thành công còn thể hiện ở dạng thức thứ hai là người con riêng bị mang đi bỏ rơi trong rừng nhưng được hổ giúp đỡ, nôn ra cho vàng, bạc. Mẹ con dì ghẻ làm theo thì bị hổ xé xác. ..Ở dạng thức thứ hai này không có lời mách bảo của người con riêng và hành vi bắt chước không lặp lại nguyên vẹn. Hậu quả xấu mà mẹ con dì ghẻ phải gánh chịu hoàn toàn có thể lý giải được, nó phù hợp với cách hành động và bản chất xấu xa của nhân vật. Người con riêng khi bị mang bỏ vào rừng, gặp hổ và những loài thú dữ thì bởi thành thực và luôn coi trọng chúng: bảo chúng ăn những con lợn to, những cây mía lớn hoặc van xin các loài hãy bỏ qua những cây non. Vì vậy, các loài vật đặc biệt là hổ động lòng thương mà giúp đỡ đem
lại vàng bạc cho người con riêng. Ngược lại, đứa con của mụ dì ghẻ cố gắng bắt chước nhưng bản chất tham lam nên chỉ cho hổ những con lợn nhỏ, nằm cạnh hổ thì sợ run bần bật thế là hổ lao vào xé xác. Dạng thức thứ hai của motif không chỉ nhấn mạnh vào bản chất tham lam của mẹ con dì ghẻ mà còn chỉ ra sự đối lập gay gắt giữa tốt và xấu, thiện và ác. Motif cũng khẳng định quan niệm “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của các tác giả dân gian.
. .Một dạng thức nữa tạo nên sự riêng biệt trong motif bắt chước không thành công của truyện kể về người con riêng của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc được thể hiện tình tiết: Người con riêng sau những thử thách đã trở nên sung sướng, hạnh phúc nhưng vẫn luôn nhớ đến người cha của mình. Người cha hoặc theo dây bầu mà người con riêng đã trồng để nhờ bầu dẫn đường hoặc ngẫu nhiên đến được nơi đứa con đang sống và được thết đãi đầy đủ. Mụ dì ghẻ cũng bắt chước tìm đến nhà người con riêng nhưng phải chịu hậu quả đích đáng. Ở dạng thức này, người con riêng đã hoàn toàn giữ vị trí chủ động trong tình huống. Khi biết người cha đến chơi nàng cho thả thang vàng, thang bạc để đón cha lên nhà, mang ghế song, ghế mây cho bố ngồi, mang đũa ngà đũa ngọc để bố gắp. Ngược lại khi dì ghẻ hoặc người chị em xấu tính bắt chước tìm đến thì chỉ nhận được thang lau, thang sậy, ghế gãy một chân và đũa nứa, đũa tre. Hình ảnh dây bầu kỳ diệu dẫn đường ở đây ắt là có liên hệ với hình ảnh quả bầu rất phổ biến trong thần thoại các dân tộc, hình ảnh bắt nguồn từ gốc văn hóa nông nghiệp bầu bí của đồng bào các dân tộc. Dạng thức thứ ba này càng nhấn mạnh hơn nữa vào lòng tham vô đáy của mẹ con dì ghẻ đồng thời khẳng định quan niệm yêu ghét rõ ràng của đồng bào các dân tộc trong các mối quan hệ. Người cha đẻ, dù trước đó, đã không cưỡng lại được mệnh lệnh của dì ghẻ buộc phải đem đứa con côi tội nghiệp bỏ vào rừng thì vẫn được đứa con yêu mến, quý trọng bởi giữa họ tình máu mủ không thể thay đổi. Ngược lại, quan hệ dì ghẻ - con chồng, chị em con riêng là quan hệ không thể dung hòa được trong bất kỳ tình huống nào của chế độ xã hội cổ xưa ấy.
.Motif bắt chước không thành công không phải là motif riêng trong truyện kể của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nhưng mức độ xuất hiện phổ biến, các dạng thức xuất hiện phong phú, độc đáo đã tạo ra dấu ấn riêng biệt cho truyện kể các dân tộc khu vực này.
Về motif đoàn tụ, chúng tôi quan tâm đến yếu tố được các tác giả dân gian lựa chọn làm tín hiệu xác nhận sự trở về của người con riêng cũng là yếu tố giúp cho người chồng tìm lại được vợ mình. Trong truyện Tấm Cám của người Việt và một số truyện cùng kiểu của các dân tộc khác như truyện Gơ liu-Gơ lát của dân tộc Xê- răng, Ú và Cao của dân tộc Hơ- rê, Chiếc giày vàng của dân tộc Chăm, vật được các tác giả dân gian chọn làm cầu nối cho sự đoàn tụ giữa người con riêng với người chồng lý tưởng chính là miếng trầu, hộp trầu, hộp thuốc cuốn. Chi tiết này được nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh kiến giải “Miếng trầu ở nước ta thuở xưa có ý nghĩa lớn trong sinh hoạt xã hội. Miếng trầu không thể thiếu được trong các nghi tiết lớn của xã hội và gia đình…Miếng trầu cũng không thể thiếu được trong việc giao tế…Miếng trầu càng quan trọng đối với việc cưới xin…Miếng trầu còn là vật giao duyên nam nữ” [44]. Miếng trầu cũng xuất hiện trong truyện của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nhưng lại gắn với mối nhân duyên tiền định trước đó. Khi các chàng trai, công tử gặp nhân vật người con riêng họ trao và nhận miếng trầu như bày tỏ tín hiệu của tình yêu. Miếng trầu làm môi người con riêng đỏ như son khiến mẹ con dì ghẻ phải ganh tị. Như vậy, miếng trầu vẫn là hình ảnh văn hóa đẹp của các dân tộc Việt Nam nói chung.
. .Đến motif đoàn tụ, đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc đã có những hình ảnh và cách thức thể hiện khác biệt về tín hiệu đoàn tụ của người con riêng sau những lần biến hóa trở lại làm người. Chúng tôi đã thống kê được các tín hiệu sau: Bàn tay, cánh tay (Ý Ưởi- Ý Noọng, Nàng Khao, nàng Đăm- Thái), sợi tóc (Gầu nà- Hmông, Cầu nồ- Cầu sềnh-Dao), chiếc trâm cài tóc (Mùi Mụi, Mùi Nái-
Dao, Tua Gia-Tua Nhi- Tày), nốt ruồi đen ở cổ (Nhị và Tươi- Tày), giọt sữa (Tua Tềnh- Tua Nhì- Tày, Gồng nao- Sừ Lúng- Hmông, Cầu nồ- Cầu sềnh-Dao). Những tín hiệu này trước hết giúp đứa con nhận ra mẹ mình sau đó đứa con trai bảo lại cho